Dấu hiệu nhận biết cá đói đơn giản mà bạn nên biết

Bạn có thể thắc mắc liệu cá cảnh trong bể của bạn có đói hay không khi chúng liên tục đòi ăn. Điều này có thể là một tập tính tự nhiên hay có thể là một dấu hiệu của một căn bệnh? Trong bài viết dưới đây, Bể Cá Dấu Keo sẽ cung cấp những thông tin chi tiết về các dấu hiệu nhận biết cá đói dành cho bạn tham khảo.

Dấu hiệu nhận biết cá đói

Thật ra, cá là loài liên tục tìm kiếm thức ăn cho dù thời gian của các loài cá cảnh nhịn ăn được bao lâu đi chăng nữa. Điều này xuất phát từ bản năng tự nhiên của chúng để đảm bảo rằng chúng có thể lấy thức ăn bất cứ khi nào cần thiết. Đó là lý do tại sao khi cá quen với môi trường trong bể, chúng thường sẽ liên tục theo sát người nuôi để tìm kiếm thức ăn. Do đó, dựa vào tập tính và hành vi của chúng, khó có thể xác định chính xác liệu cá có bị đói hay không.

Tuy nhiên, thay vì cho cá ăn mỗi khi chúng yêu cầu, việc này sẽ không khác gì bạn đang giết chúng. Thay vào đó, để phát hiện xem cá có bị đói không, bạn nên cung cấp một lượng thức ăn đều đặn hàng ngày và theo dõi sự phát triển của chúng.

Nếu sau hai tuần bạn nhận thấy rằng cá bắt đầu gầy đi, hãy tăng lượng thức ăn hàng ngày một chút. Ngược lại, nếu bạn thấy cá béo lên và bụng của chúng phình to, hãy giảm lượng thức ăn.

Việc hiểu rõ về dấu hiệu cá có bị đói hay không và áp dụng phương pháp nuôi đúng sẽ giúp bạn chăm sóc cá một cách tốt nhất, đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của chúng.

Dấu hiệu nhận biết cá đói đơn giản mà bạn nên biết
Dấu hiệu nhận biết cá đói đơn giản mà bạn nên biết

Nên cho cá cảnh ăn loại thức ăn nào?

Tùy thuộc vào từng loại cá cảnh sẽ có loại thức ăn khác nhau. Vì thế để đảm bảo có thể cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cá, Bể cá dấu keo sẽ chia sẻ cho bạn những loại thức ăn cho cá chính mà các loài cá cảnh có thể ăn được.

Thức ăn khô

Đây là lựa chọn phổ biến và tiện lợi cho nhiều người nuôi cá cảnh. Thức ăn khô có sẵn trong các dạng viên, hạt hoặc bột, có chứa các thành phần dinh dưỡng cần thiết như protein, vitamin và khoáng chất.

Thức ăn sống

Một số loại cá cần thức ăn sống như trùn chỉ, tôm giáp xác, bọ gậy, trứng nước, tôm đồng, giun,… Thức ăn sống cung cấp dinh dưỡng tự nhiên và có thể kích thích bản năng săn mồi của cá. Bạn có thể mua các loại thức ăn này tại cửa hàng bán cá cảnh.

Rau củ và thức ăn tự nhiên

Để cung cấp đầy đủ dưỡng chất thì bạn có thể cho cá cảnh ăn rau củ và thức ăn tự nhiên như rêu, tảo, đậu hà lan và các loại rau khác. Ví dụ, cá otto thích ăn rêu, cá pleco có thể ăn các loại rau củ như dưa chuột, cà rốt và xà lách. Rau củ vừa cung cấp dưỡng chất cho cá cảnh mà còn đem lại nhiều công dụng khác nhau như tăng độ màu sắc, giúp tiêu hóa dễ dàng hơn,…

Nên cho cá cảnh ăn vào thời điểm nào trong ngày?

Tùy vào loại cá cảnh sẽ có những khung giờ ăn nhất định, như cá hoạt động về đêm hoặc về sáng chẳng hạn. Nếu bạn có nuôi những loài cá như cá mèo, cá chạch thì bạn có thể cho chúng ăn ngay trước khi đi tắt đèn. Làm vậy giúp cho chúng có đủ lượng thức ăn mà không bị các loài cá khác tranh giành thức ăn.

Nếu cả cảnh hoạt động ban ngày, bạn nên chia nhỏ lượng thức ăn ra thành nhiều bữa. Việc chia nhỏ thức ăn giúp cho bạn kiểm soát được cá có đủ thức ăn và không đói. Đối với cá con hoặc cá lớn thì bạn cho ăn từ ba lần trong một ngày hoặc nhiều hơn. Nhưng cần chú ý là chỉ cho cá ăn lượng thức ăn vừa đủ và có thể ăn hết trong vòng 5 đến 10 phút.

Ngoài ra, bạn hãy tham khảo cách cho cá cảnh ăn để tránh cá bị chết sau ăn

Dấu hiệu bạn đã cho cá ăn quá nhiều

Dấu hiệu cho thấy bạn đã cho cá ăn quá nhiều có thể được nhận biết dễ dàng qua cơ thể của chúng. Đầu tiên, bụng cá sẽ phình lên và căng quá mức, thậm chí có thể tạo thành hình cầu. Đây là dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi cá cho ăn quá nhiều. Khi đó, hệ tiêu hóa của chúng không thể tiêu hóa hết lượng thức ăn và sẽ dẫn đến tình trạng bị táo bón. Nếu không được xử lý kịp thời, tình trạng này có thể gây nguy hiểm cho cá cảnh.

Dấu hiệu thứ hai là thức ăn thừa rơi xuống đáy bể nhiều, do cá không kịp ăn hết trước khi nó rơi xuống. Nếu bạn có các loại cá hoặc sinh vật dọn dẹp đáy như cá dọn bể, tép, ốc thì không có vấn đề gì. Tuy nhiên, nếu không có thì đống thức ăn thừa sẽ nhanh chóng nát, gây ra sự phát triển của các chất độc hại như ammonia trong nước và dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nước mà cá cảnh sinh trưởng.

Lời kết

Vậy trên đây là toàn bộ thông tin về dấu hiệu nhận biết cá đói mà Bể Cá Dấu Keo muốn chia sẻ cho bạn. Qua đó biết được cá khi nào đói và khi nào đòi ăn, tránh tình trạng cho ăn quá nhiều để cá bị bệnh và tích tụ chất thải gây ô nhiễm môi trường nước. Để biết thêm những thông tin khác về cá cảnh thì hay theo dõi bài viết mới nhất của chúng tôi nhé!

Tags :
Copyright 2022 © Bể Cá Dấu Keo