Các loại keo silicon sử dụng làm keo dán bể cá

Keo dán bể cá là một trong những thứ không thể thiếu nếu bạn muốn tự mình dán một bể cá. Để giúp bạn tìm hiểu và chọn lựa được dòng keo dán kính bể cá tốt nhất thì hãy đọc hết bài viết này của mình nhé.

Lưu ý: Các dòng keo dán bể cá ở dưới bài viết này sẽ được mình viết theo thứ tự ưu tiên mà các anh em thợ dán bể vẫn dùng bởi tính phổ thông cũng như đặc tính dễ dàng sử dụng như sau:

Keo silicon apollo a300

Keo apollo a300 là chất trám trét dạng axit. Đây là một thành phần có thể chịu được những điều kiện nhiệt độ khắc nghiệt, độ bám dính tốt và độ đàn hồi cao.

Keo silicon apollo a300 dán bể cá
Keo silicon apollo a300 dán bể cá

Loại keo dán bể cá cảnh này có khả năng kết dính tất cả các loại chất liệu khác nhau và không bị rạn nứt hay mất màu khi sử dụng ngoài trời.

Ngoài ra, dòng keo a300 này có các đặc tính nổi bật như:

  • Tính chất: Axit
  • Độ lỏng: Không bị lún
  • Thời gian tạm khô ở nhiệt độ 23ºC: 6 phút
  • Trọng lượng riêng ở nhiệt độ 23ºC: 1.02 ± 0.05
  • Độ cứng (JIS type A): 25
  • Sức căng (Mpa): 2.0
  • Độ co giãn (%): 500%
  • Nhiệt độ bề mặt thi công: +5ºC đến +40ºC
  • Khả năng chịu nhiệt (sau lưu hóa): -50ºC đến 220ºC

Với những đặc tính trên mà việc dán bể cá bằng keo silicon a300 là một trong những lựa chọn hàng đầu của các anh em thợ dán bể xưa và nay.

Keo silicon apollo a500

Keo Apollo silicone A500 là 1 dòng keo silicone dán bể cá được sử dụng phổ biến tiếp theo chỉ đứng sau dòng a300.

Trong cuộc sống hàng ngày thì dòng keo này thường được biết đến với các tên gọi khác nhau như: Keo Apollo A500, silicon apolo a500, silicon a500, keo a500, chai silicon a500.

Keo silicon apollo a500 dán bể cá
Keo silicon apollo a500 dán bể cá

Cũng giống như a300 thì keo a500 này cũng là chất trám trét axit, đây là một thành phần có độ đàn hồi cao, độ ẩm cao và có thể chịu được những điều kiện nhiệt độ khắc nghiệt, tia cực tím.

Keo Silicon A500 không bị mất màu, rạn nứt khi sử dụng ngoài trời, và có khả năng kết dính được hầu hết các chất liệu khi được xử lý.

Ngoài ra, dòng keo này có những đặc tính vượt trội như:

  • Tính chất: Oxime
  • Độ lỏng: Không lún
  • Thời gian tạm khô ở nhiệt độ 23ºC: 12 phút
  • Trọng lượng riêng ở nhiệt độ 23ºC: 1.37 ± 0.05
  • Độ cứng (JIS type A): 38
  • Sức căng (Mpa): 1.2
  • Độ co giãn: 450%
  • Nhiệt độ bề mặt thi công: +5ºC đến +40ºC
  • Khả năng chịu nhiệt (sau lưu hóa): -50ºC đến 150ºC

Với thời gian keo khô chậm hơn so với dòng a300 thì keo apollo A500 giúp các anh em thợ dễ dàng chỉnh sửa bể cá trong quá trình thi công. Đặc biệt thích hợp để anh em dán các bể cá bằng kính có kích thước lớn.

Keo Silicone Wacker PA

Keo Silicone Wacker PA là dòng keo axit một thành phần, được các anh em thợ dán bể cá sử dụng trong trường hợp bể cần thi công nhanh.

Keo Silicone Wacker PA dán bể cá
Keo Silicone Wacker PA dán bể cá

Đặc biệt keo có khả năng chịu thời tiết khắc nhiệt nếu để ngoài trời và dễ dàng sử dụng trong quá trình thi công.

Keo đóng rắn ở nhiệt độ thường khi có hơi ẩm không khí và tạo thành cao su Silicone đàn hồi.

Một số đặc điểm nổi bật với dòng keo PA này là:

  • Độ lỏng: Không lún
  • Thời gian tạm khô ở nhiệt độ 23ºC: 12 phút
  • Cường độ bán dính: 2,1N/mm2
  • Độ co dãn: 500%

Keo silicon wacker 121

Keo silicon wacker 121 có khả năng chịu thời tiết và dễ sử dụng với kính. Keo đóng rắn ở nhiệt độ thường khi có hơi ẩm không khí và tạo thành cao su Silicone đàn hồi.

Keo Silicone Wacker 121 dán bể cá
Keo Silicone Wacker 121 dán bể cá

Dòng keo này có các đặc tính nổi bật như:

  • Độ lỏng: Không lún
  • Thời gian tạm khô ở nhiệt độ 23ºC: 30 phút
  • Mật độ: 1.2 g/cm
  • Độ co giãn: 200%
  • Độ Bền kéo: 2 Mpa

Đây là dòng keo có thời gian tạm khô lâu nhất, điều này giúp người dùng có thể dễ dàng chỉnh sửa bể trong quá trình thi công. Nhưng với thời gian tạm khô lên đến 30 phút thì đây là dòng keo anh em thợ ít dụng nhất.

Lưu ý: Để có thể tự dán ra một bể cá đẹp anh em nên xem ngay bài viết: Hướng dẫn cách làm bể cá bằng kính đẹp

Ngoài ra, khi sử dụng các dòng keo silicon dán bể cá thì anh em cần lưu ý một số vấn đề sau để không làm ảnh hưởng đến chất lượng của bể cá

  • Cách bảo quản keo silicon sau khi dùng là cần tránh tiếp xúc trực tiếp với lửa và ánh sáng mặt trời
  • Keo cần được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát dưới 30oC
  • Thời hạn sử dụng keo tốt nhất là 12 tháng
  • Bề mặt kính trước khi ghép bể phải sạch, khô, không dính bụi.
  • Có 2 màu keo sử dụng chính là: keo đen và keo trong
  • Thời gian khô keo silicon a500, a300, pa, 121,… khi lên bể thì tuỳ thuộc vào độ dày của kính từ 1 đến 2 ngày

Trên đây là những dòng keo dán bể cá thông dụng nhất mà mọi người vẫn hay sử dụng bởi độ bền và sự phổ biến của chúng trên thị trường.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các dòng keo mới khác như: keo silicon kingbond a500, keo silicon kingbond T1000, keo silicone weberseal WS-300, keo silicone weberseal WS-500,…

Chúc các bạn có thể lựa chọn cho mình được các loại keo dánphù hợp nhất!

Các câu hỏi thường gặp khi lựa chọn keo để dán bể cá

Nếu bạn đang muốn dán bể thì tìm và lựa chọn cho mình một dòng keo phù hợp là điều rất quan trọng. Và khi lựa chọn bạn sẽ hay mắc phải các câu hỏi cần trả lời sau:

Khi dán bể cá bằng keo silicon thì hay sử dụng keo màu gì?

Đối với việc dán bể cá thì tuỳ vào loại bể dán mà các bạn có thể sử dụng các loại keo silicon với màu sắc phù hợp như:

– Đối với bể cá thuỷ sinh thì sẽ dùng keo silicone trong dán hồ cá

– Đối với bể cá có giằng và bể cá biển thì thông thường sẽ sử dụng keo silicone đen dán hồ cá

– Đối với bể cá lọc vách thì các bạn có thể sử dụng keo silicone đen hoặc keo silicon trong để dán hồ cá. Còn phần bả keo che lọc vách thì các bạn có thể sử dụng keo silicon đen hoặc keo silicon trắng sữa để bả tuỳ thuộc nhu cầu sử dụng của bạn.

Keo silicon dán hồ kính mấy ngày thì khô?

Đối với việc thời gian khô của keo silicon khi dán bể cá thì sẽ tuỳ thuộc vào độ dày của kính, thời tiết mà thời gian khô sẽ khác nhau. Thông thường mỗi ngày keo có thể khô vào 3mm

Dán kính bằng keo silicon nào cũng được đúng không?

Thông thường thì tất cả các dòng silicon đều có thể sử dụng để dán kính nhưng để đảm bảo độ bám dính tốt thì các bạn nên lựa chọn các loại chúng tôi đã nếu ở trên.

Độ bền của keo silicon dán bể cá là bao lâu?

Thông thường với bể cá thì thời gian keo có thể bền là từ 5 đến 10 năm và sau đó keo sẽ bị mủn dẫn đến tình trạng rò rỉ. 

Thời gian keo silicon khô là bao lâu?

Tuỳ thuộc vào thành phần có trong các loại keo silicon khác nhau mà thời gian khô của chúng cũng khác nhau. Thông thường để keo silicon khô hoàn toàn sẽ mất khoảng 1-2 ngày.

Các loại silicon tốt nhất dùng cho dán bể cá là loại nào?

Với câu hỏi này thì các bạn có thể tham khảo chia sẻ của chúng tôi ở bài viết trên. Ở đó chúng tôi đã chia sẻ theo thứ tự ưu tiên về độ thông dụng, mức giá rẻ và độ bền tốt.

Tags :
Copyright 2022 © Bể Cá Dấu Keo