Cách làm bể cá bằng kính đẹp là câu hỏi mà rất nhiều anh em đam mê bể cá hay hỏi chúng tôi. Vì vậy, ở bài viết này bể cá dấu keo sẽ hướng dẫn chi tiết cách làm bể cá cảnh cho anh em có thể tự tay lên hồ ạ.
Tại sao lại nên làm bể cá bằng kính?
Bể cá là một thứ không thể thiếu với các anh em đam mê chơi cá cảnh. Làm sao để có cho mình một chiếc bể cá vừa có tính thẩm mỹ cao, vừa có kích thước phù hợp với không gian của gia đình là một điều mà các anh em đam mê luôn quan tâm nhất.
Vì vậy, để các anh em có thể hiểu được lý do tại sao nên sử dụng kính để làm bể cá thì dưới đây sẽ là những ưu điểm vượt trội mà dòng bể cá làm bằng kính này sẽ mang đến khi trải nghiệm đam mê.
Ưu điểm khi làm bể cá cảnh bằng kính
– Tính thẩm mỹ cao: Kính có khả năng nhìn xuyên thấu ánh sáng tốt, vì vậy khi làm bể cá cảnh bằng kính thì các bạn sẽ có những trải nghiệm chân thật nhất về toàn bộ phong cảnh của bể cá ở tất cả các mặt.
– Độ bền cao: Do kính cũng là một trong những loại vật liệu rất khó có thể phân hủy sinh học trong môi trường ngoài tự nhiên. Vì vậy mà làm bể cá bằng kính là một trong những loại bể có thời gian sử dụng rất lâu
Ngoài những ưu điểm vượt trội trên thì loại bể này cũng có một vài nhược điểm mà bạn cũng có thể dễ dàng khắc phục như:
Nhược điểm khi làm bể cá bằng kính
– Dễ bị vỡ: Ngoài khả năng khó phân hủy sinh học thì kính lại có một đặc điểm là rất dễ vỡ nếu nó bị tác động một lực mạnh, vậy nên trong quá trình sử dụng bể bạn nên để ý tránh va đập mạnh vào bể.
– Trọng lượng bể lớn: Kính cũng là một vật liệu khá nặng, vì vậy nếu bể của bạn dù nhỏ nhưng nó cũng có khối lượng nặng hơn rất nhiều so với các loại bể làm bằng thùng xốp hay chai nhựa.
Bể cá làm bằng kính gì?
Có rất nhiều các anh em hỏi có nên làm bể cá bằng kính cường lực không? Thì chúng tôi khuyên là không vì kính cường lực chỉ có khả năng chịu va đập cao ở các mặt trước của kính, còn ở gáy kính thì khả năng chịu lực của nó là yếu.
Ngoài ra, đặc tính của kính cường lực là khi nổ sẽ nổ và vỡ ra thành các hạt nhỏ như hạt ngô sẽ làm nguy hiểm đến người đang ở gần cũng như sẽ làm cho toàn bộ nước trong hồ cá chảy ra ngoài một cách mà bạn không thể kiểm soát nổi.
Ngược lại, nếu bạn làm bể cá bằng kính thường thì khi bạn không may va chạm vào bể khiến kính bị sứt, mẻ hay vỡ thì quá trình đó cũng xảy ra rất chậm do vết nứt, vỡ sẽ không quá to. Lúc này bạn sẽ có thể dễ dàng kiểm soát được lượng nước tràn ra khỏi bể, cũng như tháo hết nước ra khỏi bể và thay thế mặt kính bị vỡ.
Lưu ý: Để xử lý việc rò rỉ nước được an toàn và dễ dàng khi bị nứt, vỡ thì bạn nên đọc ngay bài viết: Hướng dẫn chi tiết cách xử lý bể cá bị rò nước
Hiện nay, trên thị trường hiện có rất nhiều dòng kính khác nhau, nhưng khi làm bể cá bằng kính thì chủ yếu sử dụng:
– Làm bể cá bằng kính việt nhật – Đây là dòng kính thường được thị trường đánh giá cao bởi phôi kính có chất lượng cao, ít tạp chất hơn so với các dòng kính thường khác. Vì vậy, kính đảm bảo được độ bền cũng như tính an toàn vượt trội hơn so với các dòng kính khác.
– Làm bể cá bằng kính siêu trong – Đây là một dòng kính được rất nhiều các anh em chơi bể cá lựa chọn để sử dụng cho các mặt ngắm cá. Loại kính này có bản chất giống như kính thường nhưng được sử dụng các công nghệ cao giúp lọc các tạp chất trong kính gần như là tối đa giúp kính có khả năng giúp ánh sáng xuyên qua cực tốt và giảm khúc xạ ánh sáng tối đa.
Các vật liệu cần chuẩn bị khi dán bể cá bằng kính
– Các tấm kính với kích thước sẵn: Các bạn cần chuẩn bị các tấm kính có kích thước chuẩn để khi ghép chúng vào với nhau sẽ khớp và không bị cập kênh nhau quá nhiều.
Lưu ý: Các tấm kính này được cắt bằng các loại kính có độ dày khác nhau tùy theo kích thước, loại bể cá bạn muốn làm để đảm bảo tính an toàn của bể là cao nhất. Vì vậy, các bạn nên tham khảo các dòng bể có kích thước bể thông dụng của chúng tôi để có thể quyết định sử dụng kính có độ dày là bao nhiêu cho chiếc bể của mình TẠI ĐÂY
– Băng dính: Giúp định vị các tấm kính với nhau
– Súng bắn keo silicon: Giúp các bạn dễ dàng tạo ra các đường keo đều và thẳng giúp bể cá có tính thẩm mỹ.
– Keo silicon: Hãy lựa chọn cho mình các loại keo gắn tốt để giúp bể cá có thời gian sử dụng được lâu dài nhất.
Lưu ý: Bạn hãy đọc và lựa chọn một trong các dòng keo chuyên dụng tại bài viết: Các loại keo silicon sử dụng làm keo dán bể cá
– Bút đánh dấu: Giúp bạn dễ dàng đánh dấu các khu vực cần cắt kính
– Dao dọc giấy: Giúp bạn dễ dàng loại bỏ các phần keo thừa
– Dao cắt kính: Giúp bạn dễ dàng cắt các tấm kính.
– Đá mài kính: Giúp bạn mài đi các phần cạnh kính để tấm kính không còn sắc nhọn.
– Nước lau kính: Giúp bạn vệ sinh bể hết bẩn trước khi sử dụng
Sau khi bạn đã chuẩn bị đầy đủ các vật dụng trên thì các bạn có thể tiến hành tự làm bể cá bằng kính theo các bước đơn giản dưới dây:
Hướng dẫn làm bể cá bằng kính
Nếu bạn không có quá nhiều thời gian mà không gian gia đình cũng khá dễ dàng để lựa chọn một chiếc bể cá thì các bạn có thể lựa chọn các dòng bể thông dụng luôn có sẵn tại cửa hàng của Bể Cá Dấu Keo. Hoặc nếu bạn là một người có hoa tay và muốn tự mình trải nghiệm từng công đoạn để làm ra một chiếc bể cá đẹp thì các bạn có thực hiện theo các bước sau:
– Bước 1: Nếu bạn đi cắt 5 tấm kính cần ghép tại các cửa hàng hay xưởng cắt kính để về chỉ việc làm bể cá bằng kính thì bạn có thể bỏ qua bước này. Còn nếu bạn là người tự từng tấm kính nhỏ từ một tấm kính lớn thì điều đầu tiên bạn cần làm đó là đo đạc và cắt ra 5 miếng kính từ tấm kính lớn. Đây là một công đoạn đặc biết quan trọng bởi nó sẽ quyết định chiếc bể cá của bạn có đẹp hay không.
Ngoài ra, các tấm kính khi được cắt có độ chuẩn cao cũng giúp cho bạn lên bể được khít hơn tránh bị rò nước. Bạn hãy thực hiện tuần tự từng bước sau đây:
+ Lên bản thiết kế của bể để xác định được kích thước từng tấm cần cắt
+ Sử dụng bút đánh dấu để đánh dấu vị trí các tấm cần cắt từ tấm kính lớn
+ Sử dụng thước có độ thẳng chuẩn để đặt vào vị trí các tấm nhỏ cần cắt đã được đánh dấu, sau đó dùng dao cắt kính để cắt ra 5 tấm kính của bể
– Bước 2: Sau khi cắt kính thì công đoạn mài cũng là một trong những công đoạn quan trọng bởi vì nó không chỉ giúp các tấm kính không còn sắc mà nó còn giúp cho các tấm kính khi nối với nhau sẽ khớp nhất.
Lưu ý: Bạn hãy mài thật kỹ tay và có thể sử dụng thêm nước để đường mài được mịn và không tạo ra quá nhiều vết răm trên kính.
– Bước 3: Để ghép bể cá bằng kính thì tiếp theo các bạn tiến hành để tấm kính đáy xuống một mặt phẳng sau đó xếp 1 tấm cạnh trên lên sao cho 2 tấm khớp với nhau.
Khi đã khớp 2 tấm lại với nhau thì bạn sử dụng băng dính đã chuẩn bị ở trên để dán định hình chúng lại với nhau, và tiến hành tương tự với các tấm còn lại để tạo nên khung của một bể cá cơ bản.
Lưu ý: Giữa các tấm kính được khớp lại với nhau các bạn cần để cho chúng một ke hở nhỏ vừa đủ để có thể bắn keo silicon vào giữa
– Bước 4: Tiến hành bắn keo silicon vào các tấm kính đã khớp. Bạn hãy đi keo nhanh một cách lần lượt từ trên xuống dưới để đảm bảo rằng các đường keo nối không bị thiếu keo hoặc hở keo.
– Bước 5: Sau khi bơm keo xong thì các bạn hãy để yên bể để keo có thời gian khô hẳn, thông thường thời gian keo khô hẳn từ 24 tiếng đến 48 tiếng tùy thuộc vào độ dày mỏng của keo và loại kính dán bể của bạn dày bao nhiêu ly.
Cuối cùng, khi bể đã khô bạn sử dụng lưỡi dao dọc giấy để tiến hành vệ sinh đi những phần keo thừa để đường keo thẳng mịn hơn. Và lau lại bể bằng nước lau kính là bạn đã có cho mình một chiếc bể cá cảnh tự làm đẹp rồi.
Lưu ý: Để có được một chiếc bể cá dấu keo đẹp thì trong quá trình làm các bạn hãy để ý các mặt kính không quá cập kênh với nhau, đường keo cũng làm một cách thẳng mịn không bị lem nhem.
Ngoài ra, anh em có thể tham khảo thật nhiều mẹo vặt tưởng chừng như đơn giản nhưng lại rất quan trọng khi chơi bể cá cảnh tại: Mẹo vặt hay cho bể cá
Trên đây là toàn bộ các bước cần chuẩn bị và thực hiện để giúp anh em có thể tự làm bể cá bằng kính đẹp như các anh em thợ. Chúc các anh em tự làm bể cá thành công!