Các bệnh thường gặp ở cá đĩa là gì? Nguyên nhân và Hướng điều trị ra sao? Tất cả các thông tin hữu ích sẽ được chúng tôi chia sẻ đến người đam mê nuôi cá đĩa ngay sau đây.
Các bệnh ở cá đĩa là mối quan tâm hàng đầu của người nuôi cá đĩa. Cá đĩa mang trong mình vẻ đẹp ấn tượng của sự kiêu sa, vẻ đẹp lộng lẫy của những sắc màu. Tuy vậy việc chăm sóc cá đĩa đòi hỏi rất tỉ mỉ và cẩn trọng nếu không cá rất dễ mắc bệnh.
Bệnh đục mắt ở cá đĩa
Giống như tất cả các loài cá nước ngọt và cá cảnh nước mặn thì, bệnh đục mắt là căn bệnh xảy ra khá phổ biến ở cá đĩa mà tác nhân chủ yếu là do môi trường nước kém chất lượng với các nguyên nhân sau:
– Lượng thức ăn dư thừa trong bể ở mức cao
– Các loại thức ăn tươi đưa vào cho cá bị nhiễm khuẩn
– Hệ thống lọc nước kém hiệu quả
Các dĩa bị mắc bệnh đục mắt với các biểu hiện như mắt xuất hiện màng trắng đục, mắt bị sưng một bên hoặc có khi là 2 bên
Phòng ngừa và điều trị bệnh đục mắt ở cá dĩa như sau:
– Vệ sinh hệ thống lọc, thay nước bể
– Cắm sưởi để tăng từ từ nhiệt độ bể cá lên 32 độ
– Bổ sung một chút muối ăn vào bể nhằm loại bỏ nấm vi khuẩn và giúp dưỡng cá trong quá trình trị liệu
– Sử dụng thuốc Tetra 500gr. Sử dụng hai viên hòa tan vào nước được dung dịch bạn sẽ tiến hành cho vào hồ cá
– Trong quá trình đánh thuốc nên tắt oxy, tắt lọc để tránh tạo bọt trên mặt hồ
– Sau khoảng 24h tiến hành thay 30% nước bể. Ngày thứ 3 lại tiến hành thay tiếp 30% nước bể là bạn đã thấy rõ những tiến triển hữu ích.
Bệnh nấm trắng ở cá đĩa
Ngoài ra, cá đĩa bị nấm trắng cũng là một trong những điều mà các anh em chơi hay bị. Nấm trắng là một trong các loại ký sinh trùng sản sinh trong bể cá cảnh mà chủ yếu do chất lượng nguồn nước ở mức kém.
Bệnh nấm trắng xảy ra ở cá đĩa với các biểu hiện như trên cơ thể cá xuất hiện màng trắng, cá đen người, ít vận động thường hay tụ một góc bể, cá ăn kém hoặc bỏ ăn.
Trị nấm trắng ở cá đĩa bằng các phương pháp như sau:
– Thay nước bể cảnh, vệ sinh bể định kỳ
– Cho cá tắm trong muối ăn với tỷ lệ 3% thực hiện đều đặn trong khoảng 7 ngày cách 3-5 ngày 1 lần
– Tăng nhiệt độ của bể cảnh lên 32 độ C
– Sử dụng thuốc nâu đặc trị nấm với liều lượng 1 viên cho 20l nước, sau 48h đồng hồ bạn tiến hành thay 30% nước bể, ngày thứ 3 bạn tiến hành thay tiếp 50% nước. Cho đến ngày cuối cùng bạn thay toàn bộ nước trong bể để đảm bảo loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh ra khỏi bể cảnh.
Bệnh do ký sinh trùng ở cá đĩa
Cá đĩa bị ký sinh trùng chủ yếu là do các loại ký sinh trùng dạng đơn bào.
Cá đĩa bị ký sinh trùng tấn công với các biểu hiện cơ thể cá ngứa ngáy, khó chịu. Cá thường đứng yên một chỗ hoặc tìm các vật thể trong bể để cọ xát gây ra các vết trầy xước trên cơ thể.
Điều trị bệnh do ký sinh trùng gây ra ở cá dĩa với phương pháp như sau:
– Bỏ muối hạt vào bể hoặc hộp lọc với tỷ lệ 500mg/100l nước
– Tăng nhiệt độ bể cảnh lên từ từ khoảng 33 độ C
Bệnh lở loét ở cá đĩa
Lở loét là một trong các bệnh của rất nhiều loài cá trong đó có cá dĩa. Bệnh nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời rất dễ tới các hậu quả khó lường và khiến cá chết nhanh chóng
Để xử lý bệnh lở loét ở cá đĩa bạn áp dụng phương pháp như sau:
– Sử dụng thuốc đặc trị Merianal với liều lượng 1 viên/60l nước
– Tăng nhiệt độ của bể lên 32 độ C nhằm loại bỏ sự sinh sản và phát triển của vi khuẩn, nấm
– Bổ sung muối vào bể theo tỷ lệ 200mg/100l nước
– Vệ sinh, thay nước bể cá định kỳ và đừng quên hút đáy, loại bỏ cặn
– Sau 48h bạn tiến hành thay 30% nước và quan sát các tiến triển của cá, nếu tình trạng không khả quan bạn có thể tiến hành đánh thêm 1 liều thuốc nữa.
– Lưu ý rằng: Suốt quá trình đánh thuốc bạn không nên cho cá ăn, bởi giai đoạn sử dụng thuốc cá sẽ bỏ ăn, việc cho cá ăn sẽ làm tăng lượng thức ăn dư thừa trong bể và gây ra các hậu quả nặng nề hơn khi điều trị.
Bệnh đường ruột ở cá đĩa
Đường ruột là một trong các căn bệnh thường gặp ở cá đĩa nếu như việc bạn cung cấp thức ăn cho cá không đảm bảo chất lượng
Cá bị mắc bệnh đường ruột với các biểu hiện như: Cá bỏ ăn, bùng sình, đi ngoài phân trắng kéo sợi ở phần hậu môn.
Điều trị bệnh đường ruột ở cá dĩa bạn có thể sử dụng cách sau:
– Kiểm soát lại nguồn thức ăn đảm bảo an toàn cho cá
– Dùng men tiêu hóa Bio Fish theo đúng liều lượng chỉ định
– Hoặc có thể dùng thuốc Metronidazol liều dùng 1 viên/20l nước ngâm cho cá trong vòng 48h tiến hành thay 30% nước bể đồng thời đánh lại liều thuốc thứ 2
– Lưu ý quan trọng: Suốt quá trình đánh thuốc bạn cần duy trì nhiệt độ bể cảnh trong khoảng 32-33 độ nhằm hạn chế các loại vi khuẩn, nấm sản sinh trong bể
Bệnh thối mang ở cá đĩa
Cá đĩa bị thối mang chủ yếu do ký sinh gyrodactylus phá hoại da và mang cá
Cá dĩa thối mang với các biểu hiện như cá ít vận động thường đứng yên một chỗ, khi có tiếng động mạnh cá giật mình và đột ngột bơi nhanh.
Điều trị bệnh thối mang ở cá dĩa người ta dùng các loại thuốc đặc trị như:
– Thuốc (andehyt focmic) HCHO 40%, bạn nhỏ vào nước hòa tàn thành dung dịch sau đó cho vào bể cảnh hoặc dùng dung dịch thuốc tím nồng độ 3mg cho 10l nước.
– Lưu ý: Các con bị mắc bệnh cần cách ly khỏi bể trong suốt quá trình điều trị để tránh làm ảnh hưởng đến những con cá khác
Bệnh đốm đỏ ở cá đĩa
Đốm đỏ xảy ra ở cá đĩa chủ yếu do vi trùng Pseudomonas punctaca trực thuộc họ vi khuẩn hình que gây ra.
Cá đĩa mắc bệnh đốm đỏ với biểu hiện hai bên lườn ứ máu, xuất hiện dịch vàng khi ấn tay vào vùng tổn thương, nhiễm bệnh, vây cá xơ xác, mắt và hậu môn cá lồi
Điều trị bệnh đốm đỏ ở cá dĩa cần thực hiện nhanh chóng và tức thời:
– Thực hiện cách ly cá bệnh
– Dùng tetracylin tỷ lệ 5-10mg/l nước sử dụng trong 5-7 ngày liên tục
– Hoặc sử dụng sulfathiazin trộn vào thức ăn cho cá với liều lượng 100g/1kg cá, điều trị trong 5-7 ngày bạn sẽ thấy rõ hiệu quả.
Trên đây là toàn bộ các bệnh thường gặp ở cá đĩa, nguyên nhân mắc bệnh và các cách điều trị bệnh cho cá đĩa dựa theo kinh nghiệm mà chúng tôi có được. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các anh em đang chơi cá đĩa có thể dễ dàng theo dõi, chăm sóc, phát hiện sớm nếu cá bị bệnh để có thể chữa trị giúp cá sớm khỏe mạnh. Chúc anh em thành công!