Với bất kỳ người chơi cá cảnh nào đặc biệt với những người bắt đầu quan tâm đến việc nuôi cá cảnh thì việc tìm hiểu cách thay nước cho cá không chết là việc thực sự cần thiết.
Thay nước cho cá giúp tái tạo nguồn nước mới trong sạch, loại bỏ các vi khuẩn, tạp chất gây hại cho cá có trong nước. Tuy vậy nếu bạn làm sai cách có thể đe dọa đến sức khỏe và môi trường của chính đàn cá bạn đang nuôi. Khám phá ngay cách thay nước cho cá không chết với Bể Cá Dấu Keo.
Lựa chọn thời gian để thay nước cho cá
Chăm nuôi cá cảnh không quá tốn nhiều thời gian, công sức nếu bạn biết cách. Ngược lại bể cá ngoài trời hay bể cá mini trong nhà mang lại giá trị tinh thần rất cao, chúng có thể giúp giải tỏa căng thẳng, stress và tạo môi trường thư thái, trong lành và yên tĩnh cho người xem.
Thời gian thay nước cho cá luôn là vấn đề cực kỳ quan trọng bởi nước là môi trường sống của cá. Ngoài việc vệ sinh bể cá, tái tạo nguồn nước thì lưu ý về thời gian thay nước cho cá cũng cần được note lại.
Thay nước quá nhiều lần trên 1 tuần không phải là giải pháp để có được đàn cá khỏe mạnh bởi cá cũng cần có môi trường ổn định để thích nghi và sinh sống.
Thời gian tối ưu được các chuyên gia, người chơi cá lâu năm khuyên là từ 1 đến 2 lần 1 tuần và số lượng lần thay trong tuần như vậy sẽ phụ thuộc vào tình trạng nước trong bể cá.
Các bước tiến hành thay nước cho cá không chết
Một trong những lưu ý hàng đầu khi tiến hành thay nước cho cá không chết là bạn không được thay toàn bộ nước trong bể mà chỉ nên thay tối đa 30% lượng nước trong bể cá. Việc này giúp giữ lại những sinh vật có lợi cho cá và giúp cho cá không bị sốc bởi môi trường nước mới. Các bước tiến hành thay nước cho cá như sau.
Chuẩn bị bể cá tạm thời
Bể cá tạm thời có thể là cùng kích thước với bể cũ hoặc đơn giản là các vật dụng có sẵn trong nhà như xô, chậu để chứa những chú cá trong thời gian bạn vệ sinh bể cá cũng như thay nước mới cho bể.
Một lưu ý cho bạn là nước trong bể cá tạm thời cũng cần được xử lý để đảm bảo nồng độ PH đạt chuẩn cho cá trước khi cho cá vào bể.
Vệ sinh bể cá
Trước tiên để vệ sinh thì toàn bộ số nước còn lại trong bể cần được bơm sang một bể chứa khác và đồng thời di dời toàn bộ số cá trong bể sang bể cá tạm thời.
Tiếp đến bạn cần dọn sạch toàn bộ sỏi đá, đồ vật trang trí ra khỏi bể và dùng khăn có chứa giấm hoặc chanh để làm sạch thành bể, cặn đáy bể. Tiếp đến bạn vệ sinh lại lần nữa bằng nước sạch sau đó để bể cá được khô thoáng.
Một lưu ý đặc biệt quan trọng trong quá trình vệ sinh bể là tránh dùng xà phòng hoặc các chất hóa học để tẩy rửa bể, đồ vật trang trí bởi điều này sẽ đe dọa trực tiếp đến đàn cá của bạn.
Xử lý nước trong bể cá
Thêm lượng nước ngọt có thể là nước máy, nước mưa, nước giếng khoan nhưng bạn cần đảm bảo rằng nước đã được để qua đêm sau đó xử lý bằng hệ thống lọc, sao cho nhiệt độ, độ PH đã phù hợp với cá và sau đó đưa từ từ nước đã được xử lý và cộng với nước trong bể cũ được bơm ra bể khác vào bể ban đầu tiếp đến đưa cá và đồ vật trang trí vào bể ban đầu.
Lưu ý rằng lượng nước ngọt thêm vào bể đạt chuẩn trong khoảng 10% – 20% và không quá 30% so với lượng nước của bể ban đầu. Và để cho lượng PH luôn ổn định các bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Tổng hợp các cách giữ pH ổn định cho hồ cá
Một vài lưu ý khác khi thay nước cho cá không chết
Làm sao để cá không chết khi thay nước thì ngoài việc các bạn để ý đến cách thay nước và thời gian thay nước thì các bạn cũng cần phải lưu ý một số các vấn đề sau:
Lựa chọn vị trí đặt bể cá tạm thời
Với bể cá tạm thời cần được đặt ở vị trí cạnh với bể cũ để đảm bảo việc di chuyển cá dễ dàng. Và cần tránh khu vực có ánh nắng trực tiếp như cửa sổ, ngoài trời không có bóng che bởi điều này sẽ làm tăng nhiệt độ nước gây ảnh hưởng đến sức khỏe của đàn cá trong suốt thời gian bạn vệ sinh bể, xử lý nước ở bể.
Ngoài ra, nếu bạn là người quan tâm đến phong thủy thì bạn có thể tham khảo thêm về Vị trí đặt bể cá theo phong thủy thu hút tài lộc, vượng khí
Lưu ý khi vớt cá
Nên dùng vợt để vớt cá từ bể ban đầu ra bể tạm thời và khoảng cách hai bể nên đặt gần nhau, điều này giúp giảm thời gian cá không sống ở trong nước gây hại đến sức khỏe cá. Bên cạnh đó bể tạm thời bạn chọn cũng cần có kích thước tương đương với bể ban đầu để tránh gây căng thẳng cho đàn cá khi mới được di chuyển.
Quan sát cá
Để đảm bảo rằng việc thay nước cho cá không chết bạn cần quan sát cá trong suốt quá trình thay nước và sau đó ít nhất vài giờ đồng hồ. Các dấu hiệu của cá trong bể tạm thời hay bể đã được thay nước như hành vi, màu sắc, mức độ hoạt động bất thường, cá ít bơi lội thường đứng yên một chỗ, bỏ ăn, mắt đỏ… cần được kịp thời nắm bắt và xử lý.
TỔNG KẾT:
Cách thay nước cho cá không chết cần lưu ý cho người nuôi cá đã được chúng tôi chia sẻ bên trên. Nuôi cá là đam mê, là bộ môn giải trí và đâu đó chứa đựng tâm huyết, sự cẩn trọng của người nuôi cá. Hy vọng rằng những chia sẻ trên giúp bạn có một đàn cá khỏe mạnh và phát triển tốt.
Các câu hỏi thường gặp
1. Tại sao cần thay nước cho cá?
Việc thay nước định kỳ giúp loại bỏ chất độc hại và các chất dinh dưỡng quá mức từ phân của cá, tăng lượng oxy trong nước và giảm khả năng phát triển của tảo và vi khuẩn, giúp duy trì cân bằng pH và nồng độ muối trong nước, giảm stress cho cá và nâng cao sức khỏe của chúng.
2. Thời gian thay nước cho cá cần như thế nào?
Thời gian thay nước phụ thuộc vào loại cá và kích thước của hồ nuôi. Tuy nhiên, trong phần lớn trường hợp, bạn nên thay nước ít nhất một lần mỗi tuần.
3. Nếu không thay nước cho cá, có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của chúng?
Nếu không thay nước cho cá, lượng amoniac và các chất dinh dưỡng quá mức từ phân của cá sẽ tích tụ trong nước, gây ra stress cho cá và làm giảm sức khỏe của chúng.
4. Có cách thay nước nhanh và an toàn hơn cho cá không?
Có, bạn có thể sử dụng máy lọc nước hoặc hệ thống thủy sinh tự động để thay nước định kỳ và duy trì chất lượng nước trong hồ nuôi.
5. Tại sao cần kiểm tra nồng độ amoniac, nitrit và nitrat sau khi thay nước cho cá?
Việc kiểm tra nồng độ amoniac, nitrit và nitrat sau khi thay nước giúp đảm bảo chất lượng nước trong hồ nuôi luôn ổn định và giảm nguy cơ các vấn đề sức khỏe cho cá.