Dân chơi cá cảnh nhiều lúc sẽ gặp phải tình trạng cá bơi lờ đờ trên mặt nước nhưng không hiểu lý do tại sao. Đừng lo lắng, Bể Cá Dấu keo sẽ giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa trị khi cá bơi lờ đờ trên mặt nước
Dấu hiệu nhận biết cá bơi lờ đờ trên mặt nước
Nếu bạn bỗng dưng trông thấy cá của mình có tình trạng bời lờ đờ, đầu nổi lên mặt nước kèm theo triệu chứng chán ăn, không có năng lượng thì hãy lập tức kiểm tra sức khỏe cũng như môi trường sống của cá.
Cá cảnh đôi lúc sẽ ngoi lên mặt nước để hớp không khí, tuy nhiên nếu nhận thấy cá bơi ngoi lên mặt nước quá nhiều, phần đầu nổi lên để thở, thân và đuôi chìm dưới nước đồng thời có dấu hiệu lờ đờ thì nên có biện pháp xử lý kịp thời trước khi cá chết.
Nguyên nhân khiến cá bơi lờ đờ, nổi đầu
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cá cảnh mắc phải chứng bơi lờ đờ trên mặt bể hoặc nổi đầu trên nước. Hiện tượng này không chỉ do tác động của các vấn đề về sức khỏe mà còn liên quan đến môi trường sống. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất khiến cá bơi lờ đờ trên mặt nước.
Lượng oxy hòa tan trong nước thiếu
Việc cá phải ngoi đầu lên để thở cho thấy rằng chúng đang lấy oxy từ không khí bởi vì trong bể đang không cung cấp đủ oxy cho cá thở. Thay đổi môi trường nước là nguyên nhân tiên phong trong việc việc cá đột nhiên nổi đầu và bơi lờ đờ trên mặt nước có thể là do sự thay đổi của môi trường nước.
Lượng oxy hòa tan trong nước phụ thuộc vào tác động của nhiệt độ, thời tiết áp suất. Nếu nhiệt độ cao, áp suất thấp sẽ khiến lượng oxy hòa tan trong nước giảm đi đáng kể, cá sẽ không thể thực hiện quá trình hô hấp như bình thường được, Nếu tình trạng này kéo dài không được khắc phục, cá sẽ không phát triển bình thường, dần mất đi kháng thể và chết.
Môi trường nước đang bị ô nhiễm
Nếu bạn không vệ sinh bể cá thường xuyên, các thức ăn thừa, chất thải của cá tích tụ lâu ngày khó phân hủy sẽ khiến môi trường nước bị ô nhiễm nặng. Lúc này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật, vi khuẩn có hại phát triển, cạnh tranh nguồn oxy với cá, thậm chí còn tấn công khiến sức đề kháng của cá ngày một yếu đi. Đây là một trong số các nguyên nhân khiến cá bơi lờ đờ, không thể thở được phải ngoi lên mặt nước để lấy oxy.
Bên cạnh đó, cũng do hệ thống lọc không được bảo trì thường xuyên sẽ hoạt động không hiệu quả, không lọc được hết những chất bẩn tích tụ trong hồ.
Hơn nữa, môi trường nước có thể bị ô nhiễm bởi một số chất độc hại như ammonia, cyanide, hydrogen, sulfide. Các chất độc này sẽ khiến khả năng lưu thông oxy trong máu của cá bị giảm. Thông thường việc nuôi mật độ cá quá dày so với thể tích hồ khiến cá gặp phải tình trạng này.
Ngộ độc các kim loại nặng và khí độc hại
Các kim loại nặng và khí độc sẽ được tạo ra từ nồng độ pH trong nước có sự thay đổi, hiện tượng này còn được gọi là ngộ độc acid-base. Có thể sẽ khiến cá của bạn bị ngạt, bơi lờ đờ và nổi đầu hàng loạt.
Ký sinh trùng mang
Mang cá có thể bị tổn thương do một số ký sinh trùng có tên như Cryptobia, Ichthyophthirius, Chilodonella, Bodo (filarial miệng), Trichodina, … chúng sẽ tấn công làm cho chức năng hô hấp của cá bị suy giảm rất nghiêm trọng.
Lâu dần mang cá sẽ bị phá hủy, các tế bào ở mang bị tổn thương và biến dạng, sau đó các chất nhầy được sản sinh để bao phủ bề mặt mang trong nước khiến cá không thể hô hấp như bình thường được.
Cách xử lý khi cá bơi lờ đờ trên mặt nước
Sau khi xác định đúng nguyên nhân khiến cá cảnh bơi lờ đờ trên mặt nước xong. Hãy đưa ra các biện pháp xử lý thích hợp như sau
Do môi trường nước bị ô nhiễm
– Người nuôi kiểm tra chất lượng nước trong hồ.
– Sau đó cải thiện hệ thống lọc nước, thêm sục để lọc chất bẩn, sử dụng quạt để cung cấp oxy cho cá
– Giảm mật độ cá trong bể ở mức phù hợp.
– Mỗi ngày thay từ 20-30% nước trong hồ. Rút từ từ nước ở tầng đáy và bổ sung nước ở tầng mặt.
– Hạn chế cho cá ăn quá nhiều khiến thức ăn, chỉ cho ăn vừa đủ để thức ăn thừa không bị tích tụ.
Tham khảo thêm cách cho cá ăn đúng cách tránh ô nhiễm nước trong bể
Do nhiễm trùng
Nhanh chóng cách ly cá bị bệnh ra bể bệnh viện riêng để tránh lây lan đồng thời dễ dàng điều trị.
Tắm cho cá bằng muối ăn, pha nồng độ theo hướng dẫn của thú y hoặc dùng CuSO4 (phèn xanh) có nồng độ 3-5ppm trong 5-10 phút rồi thay nước, dùng liên tục 3-4 ngày đến khi cá khỏi.
Nếu do nhiễm độc kim loại
Nếu cá bị nhiễm độc kim loại bạn hãy tìm đến thú y, người có chuyên môn để điều trị cho cá. Thông thường họ sẽ tiêm thuốc giải độc cho cá (Dimercaprol)
Kết Luận
Bài viết trên đã đem đến cho bạn đọc những nguyên nhân khiến cá bơi lờ đờ trên mặt nước và cách giải quyết. Người nuôi hãy thường xuyên quan sát hoạt động của cá để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời .