Ký sinh trùng trên cá là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến cá yếu và chết, vậy làm thế nào để phòng tránh cũng như điều trị khi cá bị bệnh thì các bạn có thể tham khảo ngay bài viết tổng hợp về các loại ký sinh trùng trên cá cảnh ngay sau đây:
Giun mỏ neo
Giun mỏ neo hay trùng mỏ neo là một trong những biểu hiện của cá bị ký sinh trùng với nguyên nhân chủ yếu là do loài giáp xác có tên Lernea cyprinacea gây ra.
Cá bị nhiễm bệnh giun mỏ neo thường xuất hiện các vết loét đỏ, tại các vết loét có những sợi giống sợi chỉ nổi lên. Giun mỏ neo chui vào cơ thể cá qua lớp da, vảy hoặc mang hay khoang miệng của cá chúng hút chất dinh dưỡng khiến cá gầy, chậm lớn, thậm chí bỏ ăn.
Việc quan sát bệnh giun mỏ neo có thể thấy rõ bằng mắt thường bởi giun bám trên cá với một phần đầu ký sinh, phần còn lại chúng thả bơi tự do
Loại bỏ giun mỏ neo bạn có thể thực hiện bằng nhíp, tuy nhiên phương pháp này sẽ không hiệu quả nếu bạn chưa nhổ hết chân, để lại gốc giun thì chúng vẫn tiếp tục sinh trưởng và phát triển.
Phương pháp điều trị ký sinh trùng trên cá là giun mỏ neo này được đánh giá là hiệu quả với thuốc đặc trị Dimilin dùng với tỷ lệ 5ml/38l nước bể sau 7 ngày đánh thuốc bạn tiến hành thay 25% nước.
Rận cá
Rận cá xảy ra khi có sự tấn công và xâm lấn của động vật giáp xác thuộc chi Argulus. Với cấu tạo lớp vỏ phẳng rộng, bốn bộ chân bơi khiến ký sinh trùng ở cá này rất dễ dàng trong việc phát hiện mạnh mẽ trên thân cá.
Cá bị rận ký sinh với các biểu hiện bơi lội thất thường, cơ thể ngứa ngáy hay cọ mình vào thành bể
Có khá nhiều cách để trị bệnh rận cá, một số phương pháp được áp dụng hiệu quả như sau:
– Loại bỏ rận bằng nhip, bạn tiến hành dùng nhíp gắp sạch số rận bám trên người cá. Phương pháp này áp dụng với số lượng cá mắc bệnh ít
– Dùng thuốc đặc trị Dimilin với liều lượng 1g/1m3 nước, sau khi đánh thuốc thì khoảng 3-4 ngày bạn tiến hành thay 10% nước bể, tiếp đến sau khoảng 7 ngày thay tiếp 10% lượng nước trong bể.
Bệnh đốm trắng
Nếu ai chưa có thời gian chơi cá lâu thì khi nhìn bệnh đốm trắng các bạn sẽ dễ dàng bị nhầm rằng cá đang bị bệnh nấm ở cá. Nhưng thực chất đây là một loại ký sinh trùng trên cá cảnh có tên là trùng quả dưa bám và ký sinh trên cá có thể gây tử vong nếu không được điều trị.
Biểu hiện ban đầu là những đốm trắng trông giống như cá của bạn đã được rắc muối. Cá mắc bệnh đốm trắng thường có biểu hiện ngứa ngáy, cơ thể cọ sát vào thành bể, cá ít vận động, ăn kém.
Phương pháp xử lý với ký sinh trên cá này được đánh giá là hiệu quả bằng các cách sau:
– Vệ sinh hệ thống lọc nước và bể cá, thay nước bể
– Cho cá tắm ở muối hạt với tỷ lệ 3% thực hiện đều đặn 30 phút mỗi ngày trong khoảng 3-5 ngày bạn sẽ thấy hiệu quả được cải thiện
Trùng bánh xe
Đây là một trong các bệnh ký sinh do trùng trichodina có hình bánh xe sống và phát triển khi ký sinh vào thân cá.
Loài trùng này thường phát triển mạnh khi trời mưa kéo dài, âm u hoặc không có nắng.
Khi cá bị mắc phải trùng bánh xe thì cá sẽ có những biểu hiện sau:
– Thân, đuôi của cá sẽ xuất hiện lên nhiều vết nhớt màu trắng đục.
– Cá thường xuyên cọ xát thân vào thành bể hay các vật dụng trang trí trong bể như đang rất ngứa
– Ngoài ra, khi bị loại trùng này ký sinh thì cá thường bơi không xác định được hướng bơi cụ thể.
Thuốc trị ký sinh trùng trên cá hiệu quả nhất với trùng bánh xe là:
– Sử dụng mối ăn bằng cách pha muối ăn với nống độ 2% đến 3% sau đó cho cá tắm trong nước muối với thời gian từ 5 đến 10 phút.
– Sử dụng CuSO4 với nồng độ từ 3/m3 nước đến 5g/m3 nước sau đó cũng cho cá tắm trong đó từ 5 đến 10 phút
Bào tử trùng Myxobolus sp
Đây là các loại bệnh ký sinh trùng trên cá cảnh khá phổ biến và rất khó để diệt và cứu được cá bởi chúng thường sẽ tạo kén để trú ẩn khi gặp điều kiện thuận lợi. Vì vậy, bạn chỉ có thể chữa được bệnh này hiệu quả nhất khi phát hiện cá bị bệnh sớm.
Khi cá bị bào tử trùng Myxobolus sp tấn công thì phần da trên cá sẽ bị viêm loét, da của cá sẽ tiết ra nhiều dịch nhờn và cá sẽ khó hô hấp.
Để trị được bệnh này thì các bạn có thể sử dụng 2 cách sau:
– Sử dụng muối ăn pha theo liều lượng từ 25kg/m3 nước đến 30kg/m3 nước sau đó cho cá tắm trong đó trong thời gian từ 10 đến 15 phút.
– Hoặc các bạn có thể sử dụng thuốc trị ký sinh trùng trên cá cảnh formali với liệu lượng 0,4ml/1 lít nước và tắm cho cá trong vòng 1 tiếng.
Sán lá đơn
Bệnh sán lá đơn thường xuất hiện trên cá là bị do 2 loại ký sinh sán Dactylogyrus (sán lá đơn chủ 16 móc) và sán Gyrodactylus (sán lá đơn chủ 18 móc) gây ra.
Khi bị sán lá đơn tấn công thì trên da cá sẽ tiết ra nhiều dịch nhờn, đường hô hấp của cá kém đi và phần thân cá bị sán tấn công sẽ bị viêm loét.
Để điều trị bệnh sán lá đơn ở cá thì các bạn có thể sử dụng các cách chữa trị như trùng mỏ neo hay trùng bánh xe mà chúng tôi đã chia sẻ ở trên.
Cách phòng tránh ký sinh trùng trên cá
Để giảm khả năng bị các loài ký sinh trùng ở cá thì các bạn cần thường xuyên thực hiện các việc sau:
– Vệ sinh bể cá, ao hồ nuôi một cách địch kỳ để muôi trường nước luôn trong sạch.
– Mật độ cá thả cần đảm bảo ở mức vừa phải đối với dung tích nuôi để tránh tình trạng số lượng cá quá đông khiến môi trường nước nhanh chóng bị xấu đi.
– Nên cho cá ăn thức ăn một cách vừa đủ, đúng thời gian giúp cá luôn khỏe mạnh và môi trường nước không bị nhiễm bẩn do các chất phân hủy bởi thức ăn của cá
– Trước khi thả cá vào bể hay ao, hồ cần lựa chọn các con cá khỏe mạnh và không bị nhiễm bệnh.
Tổng kết:
Trên đây là toàn bộ các bệnh ký sinh trùng trên cá mà chúng tôi thường thấy cá sẽ rất dễ bị mắc phải nếu môi trường sống của chúng không ổn định, cũng như cách điều trị hiệu quả nhất với mỗi một loại ký sinh trùng khác nhau. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn luôn có những đàn cá khỏe mạnh.