Bệnh nấm ở cá xảy ra khá phổ biến ở tất cả các loài cá nước mặn hay nước ngọt, cá sống trong môi trường tự nhiên hay thả bể. Nấm là một trong những bệnh nguy hiểm đe dọa đến giá trị thẩm mỹ, thậm chí là tính mạng của những chú cá nếu bạn không biết cách xử lý và điều trị kịp thời. Bệnh nấm của cá gồm những loại nào? Hướng xử lý ra sao? Tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây:
Nấm sợi bông
Xếp hàng đầu trong số các bệnh nấm của cá khiến người chủ nuôi đau đầu đó là nấm sợi bông hay còn biết đến với tên gọi nấm thủy mi.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới hiện trạng bệnh nấm sợi bông ở cá là do lượng thức ăn dư thừa quá nhiều trong bể mà không được xử lý triệt để bên cạnh đó còn do sự xuất hiện của vi khuẩn Flexibacter columnaris trong nước nuôi.
Biểu hiện của cá bị nhiễm bệnh nấm sợi bông đó là trên cơ thể xuất hiện những mảng bông màu xám hoặc trắng trên da / mang. Tổn thương bắt đầu từ những ổ nhiễm trùng nhỏ, chúng nhanh chóng lan ra toàn bộ cơ thể. Vết bệnh ban đầu có màu trắng sau đó chúng sẽ chuyển sang màu đỏ hoặc màu xanh lá cây.
Đối với bất kể loại bệnh trên cá cảnh nào thì việc phòng ngừa sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Với bệnh nấm bông bạn có thể phòng ngừa bằng cách:
– Vệ sinh bể sạch sẽ, định kỳ để đảm bảo chất lượng nước đạt chuẩn
– Duy trì nhiệt độ, độ ổn định PH trong nước, tránh sự thay đổi đột ngột
Điều trị bệnh nấm sợi bông như sau:
– Đánh thuốc kháng sinh Oxytetracycline với liều lượng 50mg/10l nước trong khoảng thời gian 7-10 ngày
– Tắm cho cá bằng muối ăn với tỷ lệ 3% khoảng 30 phút mỗi ngày. Thực hiện đều đặn trong khoảng 5-10 ngày
Ichthyosporidium
Gọi với tên bệnh Ichthyosporidium bởi đó chính là bệnh nấm trên cá do vi khuẩn có tên Ichthyosporidium nhắm vào các cơ quan nội tạng của cá. Chúng thường tất công vào gan, thận làm cá suy giảm khả năng đào thải, dẫn tới cơ thể suy yếu và chết nhanh chóng.
Cá mắc bệnh nấm Ichthyosporidium với giai đoạn đầu thương có biểu hiện chậm chạp, cơ thể mất thăng bằng. Giai đoạn nặng hơn cá xuất hiện các u nang, vết loét ở bên ngoài, và hầu hết khi có biểu hiện ra bên ngoài thì bệnh đã tiến triển nặng và việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới xuất hiện nấm Ichthyosporidium trong bể đó là chất lượng nước quá kém, nguồn nước cho cá mất cân bằng nồng độ các chất gây hại ở mức cao.
Điều trị bệnh nấm Ichthyosporidium nhìn chung khá phức tạp bởi khi phát hiện được bệnh thì hầu hết đã là giai đoạn muộn do vậy phương pháp được áp dụng như sau:
– Cách ly cá thể cá có biểu hiện nhiễm bệnh
– Sử dụng thuộc đặc trị chứa phenoxyethanol hoặc dung dịch chloromycetin 1% vào thức ăn cho cá. Tuy vậy đây là những loại thuốc trị nấm có mức độ độc hại cao được khuyến cáo về tác dụng phụ cho người và môi trường nước do vậy bạn nên cân nhắc.
Bệnh thối mang
Thối mang là một trong những dạng bệnh nấm ít xảy ra ở cá. Tuy vậy một vài dạng hồ thủy sinh khi chất lượng nước ở mức kém hàm lượng amoniac hoặc nitrat cao thì cá rất dễ mắc bệnh thối mang
Bệnh thối mang được gây ra bởi các loài trong vi khuẩn thuộc họ Branchiomyces, cụ thể là Branchiomyces sanguinis và Branchiomyces demigrans.
Dấu hiệu khi cá mắc bệnh là phần mang có nhiều chất nhầy, cá hô hấp kém, cá có dấu hiệu trồi lên mặt nước để lấy oxy. Mang sẽ dần bị thối rữa, hoại tử và có thể biến mất hoàn toàn, gây tử vong. Bệnh thối mang ở cá có khả năng lây nhiễm rất cao nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.
Để điều trị bệnh thối mang do nấm ở cá nhìn chung khá phức tạp và chưa có phương pháp nào mang lại hiệu quả.
Cách tốt nhất là bạn nên phòng bệnh bằng cách vệ sinh bể thường xuyên, định kỳ, thiết lập hệ thống lọc chuẩn kỹ thuật và cho cá ăn khoa học, đúng hàm lượng dinh dưỡng, tránh việc dư thừa thức ăn.
Bệnh nấm trứng
Nấm trứng là một trong các loại bệnh nấm của cá được gây ra bởi vi khuẩn Saprolegnia và Achlya .
Biểu hiện bệnh nấm trứng xảy ra trên trứng cá với các mảng lông tơ màu trắng trên trứng. Ở các loại trứng cá bị hỏng hoặc vô sinh có nguy cơ cao nhất mắc bệnh nấm trứng.
Nấm trứng có tốc độ lây lan nhanh chóng và hiện chưa có phương pháp xử lý. Khi trứng cá nhiễm nấm cách duy nhất là loại bỏ trứng nấm ra khỏi tổ hợp tránh lây lan ra các quả trứng khỏe mạnh
Bệnh thối đuôi, vây
Đây là một trong các loại bệnh nấm nguy hiểm với các loài cá cảnh. Cá nhiễm bệnh thối đuôi vây thường có biểu hiện vây và đuôi bị sờn, bị bạc màu, cụt đuôi hoặc vây
Để chữa bệnh thối đuôi, vây ở cá cảnh phương pháp được đánh giá là mang lại hiệu quả cao nhất đó là sử dụng kháng sinh.
Kháng sinh Melafix sẽ giúp điều trị thối vây, đuôi ở cá và giúp đuôi với vây mọc lại. Thực hiện như sau:
– Lắc đều sản phẩm trước khi dùng
– Liều lượng đánh thuốc là 5ml/38l nước đánh liều 1 trong vòng 7 ngày
– Sau 7 ngày tiến hành thay 25% nước. Nếu hiệu quả chưa được cải thiện bạn có thể đánh thuốc tiếp lần 2
Bệnh nấm đen
Đây là loại bệnh thường xuất hiện khi hệ miễn dịch của cá yếu hoặc môi trường nước trong bể không được tốt, nhiệt độ trong bể quá cao hoặc quá thấp.
Một trong những dấu hiệu dễ nhận thấy của bệnh này đó là:
– Trên thân cá sẽ thấy các mảng đen phát triển
– Cá thường nằm ở dưới đáy của bể trong một thời gian lâu, và rất hay cọ sát vào thành bể hoặc các đồ trang trí trong bể.
Để điều trị bệnh nấm đen thì các bạn cần làm các việc sau:
– Tăng lượng muối ở trong bể
– Sử dụng máy sưởi để giúp nhiệt độ trong bể luôn ổn định
– Giảm lượng nước trong bể xuống để cá giảm hoạt động hơn
– Sử dụng các loại thuốc đặc trị như: aqua bạc, Special Arowana Slime – White Spot & Velvet Away – chai số 4, Tetra Nhật, Tetracyclin 500mg hoặc API Pimafix và Melafix
Cách phòng tránh các bệnh nấm cho cá
Để giảm khả năng bị các loài nấm tấn công cá thì các bạn cần thường xuyên thực hiện các việc sau:
– Thường xuyên thực hiện vệ sinh bể cá, ao, hồ nuôi một cách địch kỳ để môi trường nước luôn ổn định.
– Theo dõi mật độ cá trong bể đảm bảo ở mức vừa phải, phù hợp đối với dung tích nuôi nhằm tránh tình trạng số lượng cá quá đông khiến cá yếu do bị stress.
– Kiểm soát tốt lượng thức ăn cho cá một cách vừa đủ giúp môi trường nước không bị nhiễm bẩn do các chất sau phân hủy bởi thức ăn của cá
– Trước khi thả cá vào bể hay ao, hồ cần lựa chọn các con cá không bị nhiễm bệnh, khỏe mạnh.
Tổng kết:
Các loại bệnh nấm ở cá có nguy cơ đe dọa đến sức khỏe và sự sống của các loài cá nếu bạn không biết cách xử lý kịp thời. Hy vọng những chia sẻ từ bài viết giúp ích cho bạn trong công cuộc chăm sóc cá bể.