Cá bơi giật giật là hiện tượng gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Nếu trong quá trình bạn nuôi cá cảnh, phát hiện chúng có tình trạng bơi giật giật. Thì dấu hiệu này cho thấy chúng đang bị bệnh. Vậy cá bơi giật giật nguyên nhân từ đâu và cách giải quyết như thế nào? Thì hãy cùng Bể Cá Dấu Keo cùng đi khám phá ngay dưới bài viết này nhé

Hiện tượng cá bơi giật giật là gì?

Bơi giật giật hay lắc đuôi là một hành vi mà cá thường hay làm để gãi ngứa, điều này thường liên quan đến việc cá bị nhiễm ký sinh trùng. Vì không có tay chân hoặc móng tay như con người, cá phải sử dụng môi trường xung quanh để tự gãi ngứa khi bị ký sinh trùng bám lên. Khi chúng đột ngột lao sang một bên và dẹt đuôi ra để cọ xát vào thành hoặc nền đá.

Khi bị bệnh do ký sinh trùng sẽ gây ra tình trạng ngứa, khó chịu vì thế mà cá thường hay bơi giật giật các vây để cọ xát. Nếu cứ để tình trạng này xảy ra tiếp thì sẽ dẫn đến các vi khuẩn và ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể cá, làm cho bệnh nặng và có thể chết.

Nguyên nhân gây ra hiện tượng cá bơi giật giật

Nguyên nhân phổ biến nhất của hiện tượng bơi giật giật ở cá này là do sự xâm nhập của ký sinh trùng. Trong bể nước ngọt, các loại ký sinh trùng phổ biến gây ra tình trạng bơi bất thường bao gồm sán lá đơn chủ Monogenea, ký sinh trùng đơn bào Ichthyophthirius multifiliis, Trichodina sp (trùng bánh xe), Ichthyobodo sp hoặc Costia sp và Chilodonella sp…

Nhiễm ký sinh trùng thường xảy ra ngay từ giai đoạn ban đầu trong bể cá, đặc biệt khi có cá mới hoặc thực vật sống được thêm vào mà không được khử trùng đúng cách. Cá có miễn dịch tự nhiên và chỉ bị bệnh khi hệ thống miễn dịch hoặc lớp chất nhờn bảo vệ của cá bị tổn thương.

Các dịch bệnh có thể bùng phát ở cá trong tình trạng căng thẳng mãn tính, chẳng hạn như chất lượng nước kém hoặc mật độ cá quá đông. Trong trạng thái căng thẳng, hệ thống miễn dịch của cá cảnh bị suy yếu, tạo điều kiện thuận lợi cho sự xâm nhập của các ký sinh trùng và vi khuẩn làm cá bị bệnh.

Cá bơi giật giật là hiện tượng gì? Nguyên nhân và cách điều trị
Cá bơi giật giật là hiện tượng gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Cách điều trị cá bị bơi giật giật

Cá bị bơi giật giật nguyên nhân do cá bị ký sinh trùng vì vậy mà bạn có nhiều phương pháp điều trị cho cá như sau:

Sử dụng thuốc trị ký sinh trùng

Có nhiều loại thuốc trị ký sinh trùng được bán trên thị trường dành cho cá nước ngọt. Bạn có thể sử dụng thuốc tím, bio knock 2, xanh methylen,… để giúp cho cá loại bỏ bớt ký sinh trùng trên cơ thể.

Sử dụng muối

Có thể bạn chưa biết, nhưng muối là chất liệu trị ký sinh trùng và vi khuẩn tốt dành cho cá. Thêm muối biển không iot vào nước bể với liều lượng ít giúp cho cá tiêu diệt ký sinh trùng. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không phải loại cá đều chịu được muối, vì vậy hãy tìm hiểu về sự nhạy cảm của loại cá bạn đang nuôi trước khi sử dụng phương pháp này.

Cải thiện chất lượng nước

Môi trường nước là yếu tố quan trọng trong việc cải thiện tình trạng bệnh cho cá cảnh. Bạn nên cung cấp một môi trường nước ổn định với những thông số như ph, độ cứng, amoniac,…

Điều quan trọng nhất khi bạn nhận thấy cá bơi giật giật là phải tách chúng ra khỏi đàn ngay lập tức. Hành động này không chỉ giúp ngăn chặn sự lây nhiễm và lan truyền của bệnh, mà còn giúp bạn điều trị và xác định xem cá có nhiễm ký sinh trùng hay không.

Lưu ý: Bạn cần xử lý nước theo đúng các cách thay nước cho cá để tránh cá đang yếu do bị bệnh chết ngay trong quá trình thay.

Phòng ngừa hiện tượng bơi giật giật trên cá cảnh

Có một số phương pháp hiệu quả để ngăn ngừa ký sinh trùng gây giật giật ở cá mà bạn có thể tham khảo và thực hiện theo.

Cách ly cá mới trước khi thả vào bể

Phương pháp tốt nhất là cách ly tất cả cá mới và thực vật thủy sinh trong 4 – 6 tuần trước khi thả cá mới mua vào bể nuôi chính. Điều này sẽ giúp cách ly bất kỳ cá nào tiềm ẩn bị bệnh và ngăn chặn nhiều loại ký sinh trùng, vi khuẩn và vi rút xâm nhập vào hệ thống nuôi cá cảnh của bạn. Nếu cá mới có dấu hiệu bị bệnh, bạn có thể được điều trị một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Thay đổi nguồn nước theo định kỳ

Nguồn nước chính là môi trường sống của cá cảnh, vì thế bạn nên thay đổi nguồn nước theo định kỳ để loại bỏ các chất thải từ thức ăn và phân, rêu, vệ sinh các hệ thống lọc nước, tạo bọt oxy,… đem đến cho cá cảnh môi trường nước sạch.

Cung cấp nguồn thức ăn đầy đủ dinh dưỡng

Bạn nên cung cấp chế độ ăn uống cân đối và bổ sung các thức ăn giàu vitamin và khoáng chất để tăng cường hệ miễn dịch của cá như dưa chuột, đậu Hà Lan, rau xanh, trùn chỉ, tôm giáp xác, bọ trứng, thức ăn dạng hạt,…. Để cá có hệ miễn dịch mạnh mẽ và có khả năng chống lại ký sinh trùng tốt hơn.

Lời kết

Trên đây là toàn bộ thông tin nguyên nhân gây ra tình trạng cá bơi giật giật mà Bể cá Dấu Keo muốn chia sẻ cho bạn tham khảo. Hy vọng bài viết này sẽ đem đến cho bạn những thông tin hữu ích cùng kinh nghiệm nuôi cá cảnh hiệu quả. Để

Tags :
Copyright 2022 © Bể Cá Dấu Keo