Đôi lúc bạn sẽ thấy hiện tượng những chú cá đâm đầu vào thành bể, cá bơi lòng vòng nhưng không biết lý do vì sao. Hiện tượng này có thể là cá đang bị sốc nước, nếu không kịp điều trị hoặc xử lý không đúng cách thì sẽ dẫn đến tình huống xấu. Cùng Bể Cá Dấu Keo tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị khi cá bị sốc nước nhé!
Nguyên nhân cá cảnh bị sốc nước
Cá sẽ không kịp thích nghi nếu môi trường nước thay đổi, từ độ chúng có thể gặp tình trạng sốc nước gây nguy hiểm đến tính mạng. Dưới đây là các yếu tố tác động khiến cá cảnh bị sốc, đâm đầu vào thành bể
Nước bị thay đổi đột ngột
Lượng nước bị thay đổi trong thời gian ngắn, khoảng 60 đến 100%
Nhiệt độ
Dưới sự tác động của môi trường sẽ khiến nhiệt độ nước thay đổi một cách đột ngột dù tăng hay giảm, cũng như nhiệt độ của nguồn nước khi thay mới cũng có thể khiến cá cảnh bị sốc nước
Chế độ ăn
Nếu những chú cá không được đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ, sức đề kháng không có thì chỉ cần một chút yếu tố tác động nhỏ bên cũng có thể khiến cá dễ mắc bệnh
Mật độ của cá trong bể quá nhiều
Nếu số lượng cá trong đàn quá nhiều so với kích thước của bể thì sẽ khiến cá bị thiếu oxy và sốc nước
Dấu hiệu cho thấy cá cảnh đang bị sốc nước
Khi cá bị sốc nước chúng có dấu hiệu ngồi lên mặt nước để lấy oxy thở, lâu dần cá sẽ có biểu hiện bơi xoáy 1 vòng và đâm đầu vào thành bể, góc bể. Nếu cá bị sốc nước không được phát hiện sớm thì sức khỏe sẽ trở nên yếu dần và có hiện tượng bị tuột nhớt.
Khi phát hiện những dấu hiệu trên, người nuôi phải kịp thời có biện pháp xử lý để cứu cá của mình, nếu phát hiện quá trễ cá có thể sẽ tử vong.
Cách xử lý kịp thời khi cá cảnh bị sốc nước
– Bước 1: Bắt chú cá đang bị sốc nước ra một bể cá riêng, đừng quên bật sủi oxy mạnh. Một tay giữ sao cho cá cố định, thăng bằng, tay còn lại nhẹ nhàng bóp hai bên bụng đồng thời đưa đến gần vòi sục.
– Bước 2: Dùng ngón cái và ngón trỏ bóp và mở miệng cá, bởi lúc này cá đang yếu không thể thể tự thở
Lặp lại khoảng 10 lần nghỉ rồi nghỉ 1 lần cho đến khi cá có thể tự thở và tự duy trì thăng bằng.
Cách phòng ngừa tình trạng cá sốc nước, đâm đầu vào thành bể
Đa phần nguyên nhân chính gây nên sốc nước ở cá, đâm đầu vào thành bể là môi trường nước, vậy nên các biện pháp phòng ngừa cần tập trung vào vấn đề này. Theo kinh nghiệm dày dặn của dân chơi cá lâu năm, để phòng bạn cần thực hiện đúng theo các biện pháp sau đây:
Kiểm tra bể cá thường xuyên
Việc chủ nhân thường xuyên theo dõi chất lượng nước trong bể cá cảnh sẽ dễ phát hiện sớm sự biến đổi môi trường nước như nồng độ pH của nước, ammonia, nitrite,… cùng với các dấu hiệu bất thường ở đàn cá.
Môi trường nước tốt nhất để cho sinh trưởng là nhiệt độ nước nằm trong khoảng 20 – 27 độ C; ngưỡng pH từ 4 đến 9 và lượng oxy tối thiểu là 2.5mg/l.
Thường xuyên vệ sinh bể cá và nguồn nước đúng cách
Nếu chủ nhân duy trì được thói quen này thì môi trường nước trong bể cá sẽ tốt lên rõ rệt.
Lưu ý: trong mỗi lần thay chỉ nên thay từ 30- 40% lượng nước hiện có trong hồ cá như những gì chúng tôi đã chia sẻ tại bài cách thay nước cho cá không chết để tránh việc cá bị sốc. Đều đặn dọn sạch rêu, tảo và chất thải có trong lòng hồ để phòng ngừa bệnh tật tấn công những chú cá
Mẹo cân bằng nồng độ pH trong bể cá cảnh
Khi mua cá mới, bạn nên kiểm tra nồng độ pH tại bể mà chú cá đó xong ở cửa hàng để so sánh với độ pH của bể cá nhà mình có thích hợp không, nếu chênh nhau quá nhiều điều chỉnh ở phù hợp nhất. Chênh lệch quá 1.0 thì người nuôi cần thực hiện các biện pháp xử lý để đảm bảo cân bằng như sau:
– Lấy một lượng nước từ bể cá ở nhà, và một lượng nước trong bao cá mua về rồi hòa vào một chậu lớn.
– Sau 10 phút, lấy một lượng nước từ bể cá của nhà hòa thêm
– Sau đó chú ý quan sát kỹ các biểu hiện của cá, có thể cá sẽ phản ứng sốc nhẹ như bơi chậm, mệt mỏi, nếu môi trường nước tốt thì dần dần cá sẽ quen và bơi lội bình thường
Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình huống cá bị sốc nước và đâm đầu vào thành bể cùng với đó là các mẹo giúp bạn xử lý hiệu quả để đàn cá luôn phát triển khỏe mạnh.