Độ PH của nước: Khái niệm và tổng hợp các phương pháp kiểm tra độ PH của nước chính xác và đơn giản nhất định bạn không nên bỏ lỡ. Xem ngay!
PH của nước là một vấn đề quan trọng biểu thị chất lượng nước có thực sự an toàn cho cá cảnh hay không. Thực tế có rất nhiều phương pháp giúp bạn có thể nắm được nồng độ PH của nước ở mức bao nhiêu.
Độ PH của nước là gì?
PH là từ viết tắt của thuật ngữ pondus hydrogenii hay còn biết đến với tên gọi độ hoạt động của phân tử Hydro. PH có trong nước thể hiện chỉ số hoạt động của các ion hydro (H+) có trong nước với các biểu hiện như sau:
– Với lượng ion H+ trong nước cao thì dung dịch sẽ mang tính axit.
– Lượng ion H+ thấp thì nước đó có tính bazơ
– Lượng hydro (H+) cân bằng với lượng hydroxit (OH-) thì dung dịch là trung tính với độ PH xấp xỉ bằng 7.
Độ PH bằng bao nhiêu là phù hợp cho cá cảnh
Độ pH trong nước có vai trò quan trọng quyết định đến sự sinh tồn và phát triển của các loài sinh vật, cá trong bể cảnh. Do vậy việc duy trì độ PH ổn định và phù hợp với từng loại cá, từng loài thủy sinh là điều rất cần thiết.
Thông thường cá cảnh sinh sống và phát triển tốt với yêu cầu về độ PH nằm trong khoảng từ 6-8. Một số ít loài có yêu cầu đặc biệt về độ PH của nước bể cá. Do vậy khi quyết định nuôi bất kể loài cá nào thì bạn cũng nên tìm hiểu về đặc điểm của từng loài, yêu cầu về chất lượng nước.
Nếu nồng độ PH của bể cá đạt mức < 5.5 thì tức là độ axit trong bể nuôi cá ở mức cao. Cá sinh sống trong môi trường axit cao có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, các vấn đề liên quan đến chất nhờn, hệ hô hấp và bệnh tật ở cá.
Nếu bể cảnh có độ PH trên ngưỡng 8.5 thì tức là độ kiềm trong bể nuôi cá ở mức cao. Tính kiềm cao có thể khiến cá mắc các bệnh về da, bệnh hô hấp ở cá, khiến cá chậm lớn. Ngoài ra khi PH cao đồng nghĩa với việc nồng độ NH3 ở ngưỡng cao thì có thể khiến cá bị ngộ độc và chết.
Xem thêm các cách giữ ph ổn định cho bể cá
Tác động của nồng độ pH đến bể cá
Nồng độ pH ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của bể cá, bao gồm:
– Sức khỏe của cá: Nồng độ pH không thích hợp có thể gây ra stress cho cá, làm giảm đề kháng và độ bền của hệ thống miễn dịch của cá.
– Sự phát triển của tảo và thực vật: Nồng độ pH có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tảo và thực vật trong bể. Nếu nồng độ pH quá cao hoặc quá thấp, thực vật sẽ không thể phát triển tốt và có thể gây ra hiện tượng chết đi.
– Sự tan chảy của các khoáng chất: Nồng độ pH có thể ảnh hưởng đến sự tan chảy của các khoáng chất trong nước. Nếu nồng độ pH quá thấp, các khoáng chất như canxi và magie sẽ khó tan chảy, gây ra sự thiếu hụt các khoáng chất cần thiết cho cá và thực vật.
Các phương pháp kiểm tra độ PH của nước
Một số phương pháp đơn giản giúp bạn có thể kiểm tra nồng độ PH của nước như sau.
Dùng giấy quỳ tím
Giấy quỳ tím là một công cụ rất phổ biến được sử dụng trong phương pháp xác định độ kiềm, axit có trong nước.
Giấy quỳ được làm từ địa y hay chính là một loại tảo. Để test PH trong nước bằng giấy quỳ bạn tiến hành như sau:
– Lấy mẫu nước để test
– Nhúng dải giấy quỳ màu đỏ và màu xanh vào nước
– Nếu phần quỳ đỏ chuyển sang màu hơi xanh thì chính tỏ dung dịch nước có tính kiềm. Mặt khác nếu giấy quỳ màu xanh chuyển sang màu đỏ nhạt thì chứng tỏ dung dịch thử nghiệm có tính axit
– Quỳ không đổi màu thì chứng tỏ dung dịch là trung tính với độ PH bằng 7
Sử dụng quỳ tím để test nước được đánh giá là đơn giản, dễ thực hiện và bạn có thể mua giấy quỳ tại nhiều cơ sở cung cấp văn phòng phẩm, thiết bị y tế với mức giá khá rẻ. Tuy nhiên điểm hạn chế của phương pháp này là bạn chỉ có thể biết được dung dịch có tính kiềm hay axit.
Ngoài ra, nếu muốn biết chính xác PH của nước đang ở mức bao nhiêu thì phương pháp này chưa thể thực hiện được.
Que thử pH
Cách kiểm tra nồng độ PH của nước bằng que thử PH chính là cách sử dụng dải giấy thay đổi màu sắc tùy theo mức độ PH chúng khác biệt so với giấy quỳ. Các dải màu hiển thị mức độ PH là bao nhiêu và điều đó cho phép bạn biết chính xác nồng độ PH của nước.
Cách kiểm tra PH trong nước bằng que thử PH tiến hành như sau:
– Lấy mẫu thử vào cốc thủy tinh hoặc ống nghiệm
– Nhúng que thử PH giữ trong vòng 1 đến hai phút bạn sẽ thấy chúng có sự biến đổi về màu sắc
– Sự thay đổi màu sắc sẽ chỉ ra mức độ PH của nước là bao nhiêu và từ đó bạn có thể quan sát màu của dải với phần chú giải để biết được mức độ PH của nước.
Máy đo độ PH
Để kiểm tra độ PH của nước với thời gian nhanh chóng, cho kết quả chính xác nhất người ta còn sử dụng đến máy đo độ PH của nước. Bạn có thể dễ dàng tìm mua máy đo độ PH của nước ở bất kể các cơ sở uy tín nào.
Các bước thực hiện đo độ PH của nước bằng máy như sau:
– Nối thiết bị với đầu đo: Bằng cách cắm jack đầu đo vào máy sao cho khe cắm của jack khớp vào gai của máy sau đó bạn xoay jack cắm sang bên phải
– Lấy đầu đo, vẩy nhẹ cho sạch nước rồi cắm đầu đo vào lọ PH 7.00
– Mở nắp ngăn chứa pin bạn sẽ thấy bên trong có ai ốc màu vàng sau đó bạn tiến hành bật công tắc máy về chế độ ON
– Sau khi bạn chắc chắn rằng thiết bị đo đã được kiểm tra và hiệu chuẩn chính xác bạn sẽ tiến hành nhúng đầu dò vào ống nghiệm chứa mẫu nước cần đo.
– Phép đo được hiển thị trên màn hình LCD cho kết quả chính xác có thể lên tới 1/100
Máy đo PH là một trong các phương pháp kiểm tra độ PH của nước rất hữu dụng và được nhiều người sử dụng bởi tính chính xác, nhanh chóng từ phương pháp đem lại.
Nếu giá trị pH đo được không ở trong mức pH mong muốn, bạn cần điều chỉnh nồng độ pH của bể cá. Để điều chỉnh nồng độ pH, bạn có thể sử dụng các sản phẩm điều chỉnh pH như bicarbonate, carbonate, axit citric, axit phosphoric hoặc axit acetic. Hãy thêm sản phẩm điều chỉnh pH vào bể cá và đo lại nồng độ pH để xác định liệu nồng độ pH đã đạt mức mong muốn chưa.
Bạn nên tham khảo thêm về: Vật liệu lọc làm giảm ph nước cho bể thủy sinh
Ngoài ra, bạn cần đảm bảo rằng các yếu tố khác trong bể cá, chẳng hạn như nhiệt độ, lưu lượng nước, ánh sáng, độ cứng của nước, v.v., cũng ở trong mức độ ổn định và phù hợp với các loài cá và thực vật trong bể cá.
Trong tình huống bất khả kháng, nếu nồng độ pH của bể cá thủy sinh vẫn không ổn định, bạn nên tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên gia về thủy sinh hoặc các cửa hàng bán sản phẩm thủy sinh để có được các giải pháp chuyên nghiệp và phù hợp để giải quyết vấn đề.
Kết luận:
Tổng hợp các phương pháp kiểm tra độ PH của nước đơn giản, hiệu quả được nhiều người nuôi cá áp dụng. Hy vọng rằng các chia sẻ trên là hữu ích giúp bạn trong quá trình duy trì chất lượng nước bể cảnh an toàn và chất lượng.