Bệnh nấm thủy mi trên cá | Nguyên nhân và cách chữa hiệu quả

Bệnh nấm thủy mi trên cá ( Hay có tên khác là bệnh mốc nước ở cá) là một trong những căn bệnh đe dọa đến giá trị thẩm mỹ, sự an nguy của các loài cá cảnh hay bất kể loài cá thả bể, cá sống trong môi trường tự nhiên nào khác.

Mốc nước ở cá nếu không biết cách phòng và điều trị kịp thời có thể để lại hậu quả đáng tiếc cho đàn cá. Cùng tìm hiểu chi tiết bệnh nấm thủy mi ở cá cũng như các biện pháp phòng ngừa, điều trị hiệu quả ngay sau đây.

Bệnh nấm thủy mi trên cá | Nguyên nhân và cách chữa hiệu quả
Bệnh nấm thủy mi trên cá | Nguyên nhân và cách chữa hiệu quả

Nguyên nhân gây bệnh nấm thủy mi

Bệnh nấm thủy mi hay còn biết đến tên gọi mốc nước ở cá, nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh là do các loại nấm thuộc chủng Achlya, Saprolegnia, Leptolegnia…gây ra.

Nấm thủy mi có dạng hình sợi, thuộc nhóm nấm bậc thấp, nấm thủy mi sinh sản dưới nhiều hình thức khác nhau từ sinh sản dinh dưỡng bào tử, sinh sản vô tính bằng túi bào tử, hay sinh sản hữu tính bằng tiếp hợp. Nấm bào tử có tiên mao, chúng có thể vận động trong nước bởi thế khả năng lây lan, phát tán bệnh trong môi trường hạn chế như tại các bể nuôi sẽ rất cao.

Nấm thủy mi ở cá xảy ra trên cá thể bị trầy xước, tổn thương nếu không được điều trị kịp thời chúng dễ phát triển và lây lan thành nấm

Chất lượng nước trong bể nuôi ở mức kém khi nồng độ các chất gây hại cho cá như NH3, Nitrit ở mức cao

Bể cảnh ít được vệ sinh, thay nước định kỳ cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới bệnh nấm ở cá

Dấu hiệu cá bị bệnh nấm thủy mi

Bệnh nấm thủy mi trên cá phát triển qua nhiều giai đoạn như sau:

– Giai đoạn đầu cá ít có biểu hiện ra bên ngoài và đôi khi bằng mắt thường bạn cũng rất khó quan sát được bệnh

– Giai đoạn tiến triển sự xuất hiện các mảng trắng xám trên trên da

– Tiếp đến một vài ngày tại vùng bị bệnh sẽ hình thành các sợi nấm mảnh với một đầu bám vào da cá còn đầu còn lại trôi nổi tự do ngoài nước và sau đó phát triển thành các cục búi màu trắng như bông

Cá bị mắc bệnh mốc nước với các biểu hiện ở giai đoạn nặng như cơ thể ngứa ngáy, thường hay cọ sát vào các vật thể trong bể và làm bong tróc, trầy xước cơ thể từ đó tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, ký sinh trùng

Cá bị bệnh nấm thủy mi bơi lội không định hướng, nặng hơn là cá bỏ ăn, lờ đờ và có thể bị tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời

Cách phòng tránh bệnh nấm thủy mi ở cá

Bệnh ở cá sẽ gây ra những tổn thất nặng nề cho người nuôi cá nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời. Hầu hết khi bệnh đã ở giai đoạn biểu hiện ra ngoài thì việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Phòng trừ các bệnh ở cá bao gồm cả bệnh nấm thủy mi vẫn là vấn đề được nhiều người nuôi cá đề cao.

Bệnh thủy mi – mốc nước với các cách phòng ngừa như:

– Thực hiện chu trình Cycle trước khi thả cá cần đảm bảo đúng thời gian, đúng kỹ thuật nhằm có được nguồn nước chất lượng an toàn cho cá trước khi thả bể

– Chọn mua cá tại các cơ sở cung cấp giống cá chất lượng, uy tín nhằm hạn chế mầm bệnh

– Cá sau khi được mua về bạn cần chuẩn bị bể cách ly để tiến hành cách ly cá trong khoảng thời gian nhất định nhằm loại bỏ mầm bệnh

– Cá giống trước khi thả bể cần cho tắm muối với liều lượng 3% để loại bỏ mầm bệnh

– Nuôi cá với mật độ vừa phải, hợp lý để đảm bảo không gian cho cá bơi lội, giảm stress

– Vệ sinh bể, hệ thống bộ lọc, thay nước định kỳ nhằm loại bỏ mầm bệnh bên trong bể

– Cho cá ăn khoa học, đúng định lượng tránh dư thừa thức ăn tạo điều kiện cho nấm mốc sinh sôi nảy nở

– Lựa chọn các loại thức ăn đa dạng, đủ chất dinh dưỡng nhằm tăng sức đề kháng cho cá

– Châm vi sinh nhằm bổ sung các loại vi sinh vật hữu ích cho bể

Lưu ý: Để bể luôn tự sản sinh ra lượng vi sinh đều đảm bảo cho môi trường trong bể luôn ở trạng thái tốt nhất giúp cá khỏe mạnh thì các bạn nên đọc cách tạo vi sinh cho bể cá mà chúng tôi đã chia sẻ để áp dụng cho bể cá của mình.

– Loại bỏ các thiết bị hư hại không còn khả năng sử dụng trong bể cảnh, thay thế, loại bỏ các cây thủy sinh bị thối rữa hoặc hư hỏng để ngăn chặn mầm bệnh nấm mốc

Cách điều trị bệnh nấm thủy mi trên cá

Bệnh mốc nước ở cá trong giai đoạn tiến triển cần được điều trị nhanh chóng và kịp thời để cứu vãn đàn cá. Phương pháp điều trị như sau:

– Vệ sinh toàn bộ hệ thống lọc nước, bể cảnh, thay 30% nước trong bể.

Lưu ý: Trong quá trình thay nước cho bể cá bạn không nên thay quá tối đa 30% nước và bạn nên thực hiện đầy đủ các bước trong cách thay nước cho cá không chết

– Cách ly các con cá có dấu hiệu bị bệnh và tiến hành tắm cho cá bằng muối ăn với liều lượng 3% thực hiện đều đặn từ 3-5 ngày/ 1 lần trong khoảng 2 tuần

– Dùng thuốc đặc trị cho cá điển hình là thuốc BRONOPOL-CÁ bạn tiến hành đánh thuốc theo tỷ lệ 1ml/100 lít nước. Quá trình đánh thuốc lặp lại sau 2 ngày, trước khi đánh thuốc bạn tiến hành thay 30% lượng nước trong bể. Thực hiện từ 7-10 ngày bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Tổng kết:

Bệnh nấm thủy mi trên cá xảy ra khá phổ biến tuy vậy nằm được phương pháp phòng ngừa và điều trị sẽ giúp bạn chăm sóc và duy trì bể cảnh một cách dễ dàng.

Đánh giá: 4.62 / 5 (7 lượt đánh giá)
Tags :
Thẻ:
Facebook 8 giờ - 17 giờ
Zalo 8 giờ - 17 giờ
Gọi ngay
0848582959 8 giờ - 17 giờ
Home
Copyright 2022 © Bể Cá Dấu Keo