Trùng loa kèn ở cá: Nguyên nhân bị bệnh và thuốc đặc trị

Trùng loa kèn là căn bệnh phổ biến thường hay gặp ở các loài cá cảnh nước ngọt. Bệnh này gây tác động lớn đến cá và khiến cho chúng dẫn đến chết hàng loạt nếu không phát hiện kịp thời. Vậy bệnh trùng loa kèn ở cá là gì? Dấu hiệu và cách điều trị ra sao thì hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Bể cá Dấu Keo nhé!

Bệnh trùng loa kèn ở cá là gì?

Trùng loa kèn có hình dạng độc đáo với phần phía trước của cơ thể lớn hơn, trong khi phần phía sau nhỏ hơn, tạo thành hình dạng giống loa kèn hoặc chuông lộn ngược. Phần phía trước của trùng thường có 1 – 3 vòng lông rung và một khe miệng, trong khi phần phía sau thường có một cuống hoặc đế để gắn kết vào ký chủ hoặc bất kỳ cơ thể khác.

Một số loại trùng như Epistylis, Zoothamnium hình thành nhóm với các cá thể liên kết với nhau thông qua một nhánh và gắn vào cá. Các loại trùng khác như Apiosoma, Scyphidia sống độc lập từng cá thể nhưng cũng sử dụng đế để gắn vào thân cá. Trùng loa kèn hấp thụ chất dinh dưỡng bằng cách lọc trong môi trường nước.

Bệnh trùng loa kèn có thể lây lan nhanh chóng trong bể cá khi có cá nhiễm trùng tiếp xúc với cá khác. Nó cũng có thể tồn tại dưới dạng ký sinh trùng tự do trong nước và đợi để nhiễm trùng cá mới.

Trùng loa kèn ở cá: Nguyên nhân bị bệnh và thuốc đặc trị
Trùng loa kèn ở cá: Nguyên nhân bị bệnh và thuốc đặc trị

Dấu hiệu nhận biết và nguyên nhân gây bệnh

Xác định được dấu hiệu và nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp bạn giảm thiểu được thời gian tìm hiểu, từ đó xác định được phương pháp điều trị hiệu quả để ngăn chặn sự lây lan nhanh chóng của bệnh đến các cá thể cá khác.

Dấu hiệu nhận biết cá bị trùng loa kèn

Cũng giống với các bệnh về trùng khác như: trùng bánh xe, trùng mỏ neo,… thì khi cá bị nhiễm trùng loa kèn thường xuất hiện các dấu hiệu trên da, vây và mang của cá. Trong trường hợp nhiễm trùng nhẹ, sẽ khó để phát hiện ra. Cho đến khi cá bị nhiễm trùng nặng thường có màu trắng đục trên thân và mang.

Trùng bám chặt lên các tơ mang và gây tổn thương các tế bào của lớp bề mặt, ảnh hưởng đến chức năng hô hấp của mang cá. Khi những mảng trắng này lan ra sẽ khiến cho da cá đỏ lên và dẫn đến việc các vảy cá bị rời ra ngoài, việc này làm tăng khả năng nhiễm trùng loa kèn trên cá cảnh.

Nghiêm trọng nhất trong giai đoạn phát bệnh là trùng loa kèn lan rộng ra, bạn sẽ thấy các vết lở loét do vi khuẩn mà chúng xâm nhập vào. Điều này làm cho cá cảnh bắt đầu chà xát, làm hỏng da và nếu không chữa trị kịp thời sẽ làm cho cá cảnh tử vong.

Nguyên nhân gây bệnh trùng loa kèn ở cá

Các nguyên nhân chính gây nhiễm trùng loa kèn ở cá bao gồm:

Môi trường nước không tốt

Sự suy giảm chất lượng nước, chẳng hạn như nồng độ ammonia, nitrite cao, pH không ổn định hoặc nhiệt độ không phù hợp, tạo ra môi trường thuận lợi cho sự phát triển và lây lan của ký sinh trùng.

Tiếp xúc với cá nhiễm trùng

Khi cá cảnh tiếp xúc với cá khác đã nhiễm trùng hoặc đồ vật nhiễm trùng, ký sinh trùng loa kèn có thể lây lan từ cá này sang cá khác.

Cách chữa trị bệnh trùng loa kèn ở cá

Để điều trị bệnh trùng loa kèn, bạn có thể sử dụng phương pháp tắm nước muối. Có thể bạn chưa biết, muối cũng được sử dụng để kiểm soát các triệu chứng của bệnh trùng loa kèn.

Phương pháp tắm muối được nhiều người nuôi cá cảnh áp dụng. Chỉ cần với liều lượng 100g muối cho mỗi 4,5 lít (3,5 oz/gallon) nước trong khoảng 10 phút. Bạn nên lặp lại quá trình này trong ba ngày liên tiếp cho đến khi cá có dấu hiệu tốt lên.

Nếu tình trạng nghiêm trọng hơn, bạn có thể bôi thuốc lên vết thương hoặc sử dụng malachite green. Và quan trọng, khi phát hiện cá bệnh bạn nên tách chúng ra khỏi đàn để chữa trị, tránh tình trạng lây lan sang cá cá thể khác.

Cách phòng tránh bệnh

Nhằm phòng tránh bệnh trùng loa kèn xuất hiện ở cá cảnh, bạn nên tích lũy những kinh nghiệm sau để tránh việc cá bị bệnh:

Thay đổi nước theo chế độ đình kỳ

Việc cá bị nhiễm bệnh trùng loa kèn có nguyên nhân lớn xuất phát từ môi trường nước mà chúng sinh sống. Vì thế bạn nên thay đổi nước theo định kỳ để loại bỏ vi khuẩn, chất thải cùng tảo để tránh tình trạng gây bệnh cho cá cảnh.

Cung cấp chế độ dinh dưỡng

Để tăng sức đề kháng cho cá cảnh không bị nhiễm bệnh thì bạn nên cho chúng ăn những loại thức ăn bổ sung dưỡng chất cao như đậu hà lan, rau xanh, hạt thức ăn khô dành cho cá và đôi khi có thể là thực phẩm sống.

Lời kết

Trùng loa kèn là căn bệnh dễ phòng và điều trị nếu phát hiện sớm trên cơ thể cá, qua các thông tin được đề cập phía trên Bể cá Dấu keo hy vọng bạn sẽ có thêm những kinh nghiệm trong việc nuôi cá cảnh.

Nếu bạn đang quan tâm đến các loài cá cảnh và thiết bị bể thủy sinh với giá thành phải chăng, thì hãy liên hệ cho Bể cá Dấu Keo qua số Hotline để được tư vấn chi tiết nhất nhé.

Tags :
Copyright 2022 © Bể Cá Dấu Keo