Nguyên nhân cá chết trong hồ thủy sinh

Bất kỳ người chơi cá cảnh nào cũng đều muốn đàn cá mình nuôi trong hồ cá thủy sinh hay hồ cá ngoài trời khỏe mạnh, phát triển và tung tăng bơi lội hàng ngày. Nuôi cá là niềm đam mê, là món quà có ý nghĩa về mặt tinh thần rất lớn. Tuy nhiên trong quá trình nuôi cá cảnh vấn đề mà không một người chơi nào mong muốn đó là cá bị chết. Vậy nguyên nhân cá chết trong hồ thủy sinh là gì? Thực tế không phải ai cũng nắm rõ được hết các nguyên nhân.Tìm hiểu ngay sau đây với Bể Cá Dấu Keo.

Nguyên nhân cá chết trong hồ thủy sinh
Nguyên nhân cá chết trong hồ thủy sinh

Cá chết do stress

Nghe thì có vẻ không hợp lý nhưng thực tế cá cũng là một trong những cá thể có cảm xúc vui buồn, stress giống với con người vì vậy mà cá chết trong hồ thủy sinh cũng có thể là do stress. Theo các chuyên gia chơi cá lâu năm, cá stress có rất nhiều nguyên nhân mà phải kể đến như: sự thay đổi của nhiệt độ nước, độ PH, các chất hữu cơ, nitric… Hành vi của các quần thể trong cùng một môi trường nước.

Cá stress nếu không được theo dõi, điều trị kịp thời thì đó là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến cá chết trong hồ thủy sinh.

Các biểu hiện của cá stress thường là:

– Cá ít vận động, thương đứng im một chỗ hoặc lẩn trốn sâu trong những lớp đá, vật trang trí trong bể

– Cá lao đầu vào thành kính. Với cá biểu hiện như cá hoảng loạn, bơi rất nhanh và lao đầu vào bể kính.

– Cá còi cọc không phát triển: Thường thì mỗi loài cá có mức độ tăng trưởng và thời gian cũng như giới hạn tăng trưởng khác nhau. Tuy nhiên ở một loài cá còn có khả năng phát triển và tăng trưởng nhưng bạn nhận thấy cá còi cọc, kém ăn, không có khả năng cạnh tranh thức ăn với các con cá khác… thì đó cũng là một trong những biểu hiện của cá stress

– Cá bị bệnh: Cá stress cũng dẫn tới các dấu hiệu của bệnh như mắt đỏ, vảy có đốm, hay bong tróc vẩy…

Bể cá chưa ổn định

Đây là một trong những nguyên nhân tại sao cá chết trong hồ thủy sinh thường gặp với người chơi cá mới. Do sự thiếu sót kinh nghiệm và nôn nóng trong việc thả cá dẫn tới hiện trạng cá chết hàng loạt.

Bể cá chưa ổn định được biết đến là giai đoạn xây dựng chu trình Nitơ hay còn gọi là chu trình Cycle với các loại bể mới chưa đảm bảo thời gian. Một bể cá mới để ổn định cần ít nhất 1-2 tuần để thực hiện hoàn tất các công đoạn làm sạch bể và tạo lập hệ thống vi sinh góp phần loại bỏ các yếu tố gây hại cho cá như NH3, NO2…

Kích thước bể cá chưa phù hợp

Lựa chọn kích thước bể cá cũng là một trong những lưu ý quan trọng nhằm ngăn chặn nguyên nhân cá chết trong bể thủy sinh.

Để lựa chọn bể cá phù hợp về mặt kích thước cần căn cứ theo nhiều yếu tố như:

– Căn cứ theo khoảng trống muốn đặt bể và thả số cá phù hợp với kích thước của bể

– Lựa chọn dựa theo cá bạn cần nghiên cứu chi tiết về loài cá từ các thông số như thói quen, thông số kích thước, tính cách… Sau đó chọn số lượng cá và bể sao cho phù hợp. Một lưu ý quan trọng là không nên chọn các loài cá có tính cách đối lập nhau cùng sinh sống trong một bể.

Kích thước bể cá là một trong những vấn đề quan trọng với người nuôi cá, bạn không nên chọn bể cá quá nhỏ so với kích thước và số lượng cá đồng thời cũng không nên chọn bể cá quá rộng và số lượng cá ít cũng có thể dẫn tới hiện trạng cá stress và chết hàng loạt.

Chất lượng nước

Nước là môi trường sống của cá nó quyết định đến chính khả năng tồn tại của cá. Một môi trường nước ổn định thì cá sẽ phát triển khỏe mạnh và ngược lại.

Các vấn đề liên quan đến chất lượng nước sẽ được tính toán từ khâu ban đầu khi xây dựng bể cho đến việc duy trì từ độ PH, nồng độ Amoniac, nitrat, nồng độ oxy… Vì vậy hãy đảm bảo nước của bạn luôn được duy trì nồng độ PH phù hợp cho cá bằng một trong các cách theo bài: Tổng hợp các cách giữ pH ổn định cho hồ cá

Dinh dưỡng cho cá

Nguyên nhân cá chết trong hồ thủy sinh phải kể đến từ nguồn dinh dưỡng như thức ăn hàng ngày.

Lượng thức ăn vừa đủ, đảm bảo sao cho cá ăn hết tránh dư thừa lượng thức ăn trong bể dẫn tới tảo, rêu bùng phát gây ô nhiễm nguồn nước, cá bệnh và chết hàng loạt.

Thời gian cho cá ăn nên vào buổi sáng và chiều mát, để đảm bảo lúc đó cá đói sẽ ăn hết lượng thức ăn và bạn nên cho cá ăn từng chút một để theo dõi, kiểm soát lượng thức ăn.

Chăm sóc, duy trì bể

Khi bể cá đã vào hoạt động ổn định nhưng bạn chưa có kỹ năng chăm sóc và duy trì bể tốt thì đó cũng là một trong những nguyên nhân cá chết trong hồ thủy sinh. Các vấn đề chăm sóc phải kể đến như:

– Vệ sinh bể, thay nước: Không đòi hỏi liên tục nhưng cần thay 1-2 lần/ tuần với lượng nước thay khoảng 10-20% để đảm bảo giữ được nguồn vi sinh có lợi cho cá, không thay đổi đột ngột môi trường sống của cá đồng thời loại bỏ được các chất thải, hợp chất hữu cơ, vi khuẩn gây hại cho cá.

LƯU Ý: Để tránh tình trạng cá chết trong và sau khi thay nước để vệ sinh bể thì khi thay nước mới các bạn nên làm đúng quy trình như bài viết: Cách thay nước cho cá không chết

– Hút cặn, sỏi cho bể cá, làm sạch đồ vật trang trí: Hút sỏi để loại bỏ cặn bẩn dưới đáy bể và đừng quên vệ sinh làm sạch các đồ vật trang trí định kỳ trong bể cá.

– Làm sạch thành bể nhằm loại bỏ rong, rêu tảo bám trên thành. Đặc biệt trong công đoạn làm sạch bạn cần tránh sử dụng hóa chất tẩy rửa sẽ gây hại cho cá.

– Vệ sinh các thiết bị đi kèm: Phải kể đến như máy lọc bể cá, máy bơm bể cá… Bộ lọc nên được thay mới định kỳ hoặc vệ sinh đúng cách nhằm giữ lại các vi sinh vật có lợi, loại bỏ cặn bẩn, thức ăn thừa…Ngoài ra máy bơm nước là một thiết bị quan trọng của bể cũng cần được vệ sinh định kỳ để loại bỏ các hợp chất gây hại, các cặn bẩn bám vào máy bơm, cánh quạt của máy bơm.

TỔNG KẾT:

Hàng loạt nguyên nhân cá chết trong hồ thủy sinh đã được chúng tôi chia sẻ bên trên. Hy vọng rằng khi nắm được nguyên nhân bạn sẽ có cách xây dựng và duy trì bể thủy sinh đẹp, trong sạch với những đàn cá khỏe mạnh, phát triển tốt.

Tags :
Copyright 2022 © Bể Cá Dấu Keo