Cốt nền thủy sinh sử dụng trong bể cá như thế nào?

Khi thiết lập một bể cá thủy sinh thì cốt nền thủy sinh sử dụng trong bể cá như thế nào là một trong những vấn đề đặc biệt quan trọng. Nếu bạn đang là một người còn nhiều câu hỏi về cốt nền chưa thể giải đáp thì hãy đọc bài viết sau.

Bể cá trở thành thú vui tao nhã với nhiều người và là vật trang trí có ý nghĩa về giá trị thẩm mỹ, phong thủy học với nhiều công trình từ nhà ở, khách sạn, nhà hàng… Khi thiết lập một bể cá thủy sinh thì cốt nền là vấn đề bạn cần nghiên cứu và chuẩn bị trước cũng như chọn bể cá như thế nào, các loại cá ra sao.

Cốt nền thủy sinh là gì?

Cốt nền thủy sinh được biết đến là một loại đất được sản xuất, chế tạo và nghiên cứu theo một công thức, một tỷ lệ nhất định phù hợp với môi trường nước cụ thể là bể cá thủy sinh.

Đây là một thành phần không thể thiếu bởi nó chứa đựng các chất dinh dưỡng cần thiết thích hợp cho sự phát triển của các cây thủy sinh và mang lại sự ổn định cho nguồn nước, không gây hại cho cá nuôi trong bể.

Cốt nền thủy sinh sử dụng trong bể cá như thế nào?

Cốt nền được đặt ở vị trí nào trong bể thủy sinh?

Vị trí của cốt nền sẽ được trải phía dưới đáy hồ, trên đó là một lớp cát, sỏi hay lớp phân nền thủy sinh.

Cốt nền thì thường không có khả năng hòa tan trong nước bởi vậy người ta còn sử dụng kết hợp với các thành phần khác như đất sét vừa có vai trò cung cấp chất dinh dưỡng vừa giúp các cây thủy sinh có thể bám trụ và phát triển trong hồ.

Cốt nền có tác dụng như thế nào với bể thủy sinh

Vì sao người ta lựa chọn sử dụng cốt nền để thiết lập ở bể thủy sinh? Cũng chính bởi khả năng giúp cây thủy sinh đứng vững, bám rễ, kết hợp với việc cung cấp chất dinh dưỡng giúp cho cây thủy sinh vươn cao và phát triển tốt.

Ngoài ra cốt nền trong hồ thủy sinh còn tạo dựng môi trường lý tưởng cho hệ vi sinh có lợi cho cá, cho cây thủy sinh phát triển và giúp tăng tuổi thọ cho phần chất nền cho bể thủy sinh.

Sử dụng cốt nền cho bể thủy sinh cũng là cách giúp hạn chế các chất dinh dưỡng bị hòa tan trong nước và ngăn cản rong rêu sinh trưởng và phát triển trong hồ.

Thành phần dinh dưỡng trong cốt nền là gì?

Đạm là yếu tố dinh dưỡng chiếm tỉ lệ cao nhất trong cốt nền bể cá cảnh. Bên cạnh đó là các thành phần khác như Kali, Canxi, Magie, Sắt, Kẽm, Photpho…

Điểm khác biệt giữa phân nền thủy sinh và cốt nền

Điểm chung của phân nền và cốt nền đều nhằm mục đích cung cấp chất dinh dưỡng cho cây thủy sinh, giúp cây thủy sinh ổn định, đứng vững, tạo môi trường vi sinh, cân bằng độ PH trong nước.

Bên cạnh đó cốt nền không hòa tan trong nước và vị trí thiết lập cốt nền thường là dưới lớp phân nền thủy sinh.

Lưu ý: Nếu bạn vẫn chưa rõ về phân nền thủy sinh thì bạn có thể tìm hiểu nó chi tiết thông qua bài viết: Phân nền thuỷ sinh có quan trọng với hồ thủy sinh?

Cách sử dụng cốt nền trong bể cá thủy sinh như thế nào?

Việc thiết lập lớp cốt nền cho bể cá khá đơn giản với các bước như sau:

– Trộn chung cốt nền cho bể cá thủy sinh với các loại phân nền khác như đất sét, cát, nhằm tăng tuổi thọ cho lớp cốt nền

– Trải đều lớp cốt nền đã trộn xuống đáy bể. Cho tiếp lớp phân nền lên trên và sau đó rải cát sạch hoặc sỏi lên trên cùng. Lớp cát, sỏi rải trên không dày quá 6cm để cây thủy sinh có thể phát triển

– Cho nước từ từ vào bể và bắt đầu trồng cây thủy sinh theo sở thích.

Lưu ý: Để cây thủy sinh của bạn không bị gãy hay chết ngay trong quá trình trồng bạn hãy đọc ngay cách trồng cây thủy sinh trong bể cá

Các loại cốt nền cho bể thủy sinh thường gặp hiện nay

Thị trường hiện nay bạn có thể tìm thấy hai loại cốt nền phổ biến như sau:

Cốt nền công nghiệp: Đây là loại cốt nền được nghiên cứu, sản xuất, thí nghiệm đảm bảo sự an toàn cho cây thủy sinh với các ưu điểm về sự tiện nghi, sạch sẽ, nguồn dinh dưỡng phù hợp với từng giống cây thủy sinh.

Cốt nền công nghiệp được sản xuất trên dây chuyền công nghiệp từ các công ty hàng đầu nước Mỹ, Đức, Nhật Bản phải kể đến với các tên loại cốt nền như: Cống nền ADA, JBL Florapol, JBL Aquabasis Plus…

Cốt nền tự trộn: Loại này ít được sử dụng phổ biến và chỉ có những người thực sự có kinh nghiệm nuôi cá lâu năm mới dám áp dụng đưa vào hồ cá bởi nếu không có sự căn chỉnh về hàm lượng dinh dưỡng, các độc tố có trong đất trộn thì rất dễ gây hại cho cây thủy sinh và cá trong bể.

cách làm cốt nền thủy sinh này có thành phần chủ yếu thường gồm đất sét, than bùn, phân trùn quế, phân vi sinh…

Cốt nền có đắt không?

Đề cập đến cốt nền cho bể cá công nghiệp thì giá cốt nền sẽ phụ thuộc vào nhà sản xuất cốt nền, phương thức đóng gói và đơn vị phân phối. Bạn có thể liên hệ các cơ sở kinh doanh, cung cấp phụ kiện, nguyên vật liệu cho bể thủy sinh để được tư vấn và báo giá.

Tổng kết:

Cốt nền thủy sinh sử dụng trong bể cá như thế nào để đảm bảo an toàn cho cá, đảm bảo cho sự sinh trưởng và phát triển của các cây thủy sinh vừa được chúng tôi chia sẻ bên trên.

Cốt nền là vật liệu không thể thiếu với bể thủy sinh nhằm tạo dựng nguồn dinh dưỡng cho cây thủy sinh, mang lại sự ổn định cho bể cá, duy trì độ PH, tạo ra nguồn vi sinh hữu ích cho cây thủy sinh có thể phát triển tốt.

Hy vọng rằng các chia sẻ trên giúp bạn thiết lập hệ thống bể thủy sinh chuẩn, khoa học và độc đáo.

Tags :
Copyright 2022 © Bể Cá Dấu Keo