Bạn muốn sở hữu một bể cá thủy sinh đẹp mắt, ấn tượng với các loài cá yêu thích và sự sắp xếp các cây thủy sinh nhưng đang băn khoăn không biết cách trồng cây thủy sinh trong bể cá như thế nào? Tìm hiểu ngay tại đây.
Cây thủy sinh được biết là loài cây sống trong môi trường nước được rất nhiều người sử dụng để trồng và trang trí giúp cho bể cá cảnh thêm sinh động và đẹp mắt. Có rất nhiều kiểu bố trí, trồng và sắp đặt cây thủy sinh trong bể cá khác nhau, mỗi một cách decor cây thủy sinh lại có ý nghĩa nhất định.
Tại sao cần phải trồng cây thủy sinh trong bể cá?
Không thể phủ nhận giá trị thẩm mỹ từ cách trồng cây thuỷ sinh trong bể cá cảnh với màu xanh mát mắt từ những cây thủy sinh, sự ấn tượng độc đáo trong cách trồng và bố trí cây thủy sinh giúp bạn có được một bể cá ấn tượng.
Bể cá cảnh với những chú cá bơi lội nhẹ nhàng và những cây thủy sinh xanh mát tạo cho bạn một cảm giác êm ái, và gần gũi với thiên nhiên, giải tỏa những căn thẳng mệt mỏi sau những ngày làm việc và học tập.
Bên cạnh đó trồng cây thủy sinh cũng là cách bạn tạo dựng sự cân bằng sinh học cho môi trường bể cá. Quang hợp của cây thủy sinh tạo ra oxy tươi cho cá, hấp thụ khí CO2 và giúp ổn định nguồn nước.
Bên cạnh đó cây thủy sinh trong bể cá giúp ổn định bể, tạo môi trường cho cá sinh trưởng và phát triển, mang lại cảm giác gần gũi với tự nhiên cho cá, giúp cá giải tỏa stress.
Cách trồng cây thủy sinh trong bể cá
Công đoạn đầu tiên để sở hữu được bể thủy sinh đẹp với các cây thủy sinh ấn tượng, khỏe mạnh đó là bạn cần nghiên cứu các loại cây thủy sinh thường trồng và cách chăm sóc chúng ra sao. Hiện nay có 4 loại cây thủy sinh thường dùng trồng trong bể cá thủy sinh.
Cây thủy sinh thân đốt
Dựa trên nguyên tắc trồng cây thủy sinh trong bể cá cảnh thì các cây có kích thước dài sẽ trồng ở phía sau, cây có kích thước ngăn được sắp xếp phía trước nhằm tạo sự thẩm mỹ và hài hòa cho bố cục của bể. Cây thủy sinh thân đốt tương đối dễ trồng và khả năng sống và phát triển rất tốt.
Cây thủy sinh thân bò
Một trong những đặc tính sinh trưởng và phát triển của loài cây thủy sinh thân bò là chúng phát triển lan ra khu vực bên cạnh. Do đó cách trồng thuỷ sinh hồ cá sử dụng cây dạng thân bò là bạn cần căn chỉnh khoảng cách từ 1-3cm để đảm bảo diện tích cho cây phát triển về sau. Lưu ý khi trồng là bạn cần cắm cành của cây xuống phần đất nền để đảm bảo cây có thể hấp thụ được đầy đủ chất dinh dưỡng.
Bạn có thể tham khảo thêm các dòng cây thủy sinh này hiện đang được theo các đặc điểm của chúng mà chúng tôi đã chia sẻ như:
=> Các loại cây thủy sinh gắn lũa
=> Các loại cây thủy sinh bám đá
Cây thủy sinh nổi
Dòng cây thủy sinh này thường được mọi người sử dụng như: bèo thả bể thủy sinh ,… bởi chúng sống rất khỏe và được áp dụng trồng với bể thủy sinh ngoài trời. Bằng cách tách từng nhánh nhỏ của cây sau đó thả trên mặt nước một thời gian sau cây sẽ sinh trưởng và phát triển đều đặn thành từng cụm cây.
Các bước tiến hành trồng cây thủy sinh trong bể cá
Sau khi chọn được cây thủy sinh phù hợp với bể cá, sở thích cá nhân bạn sẽ tiến hành trồng cây thủy sinh trong bể cá. Cách trồng cây thủy sinh trong bể cá khoa học, hợp lý và đẹp mắt, đảm bảo cây sinh trưởng và phát triển tốt, không làm hại đến môi trường sống của cá được các chuyên gia nuôi cá lâu năm chia sẻ như sau.
Xử lý cây thủy sinh
Các cây thủy sinh khi chưa được đưa vào bể còn có nhiều tạp chất, ký sinh, ốc sên… Do vậy để tránh nguy hại cho cá bắt buộc bạn cần xử lý cây trước khi trồng. Cách xử lý cây thủy sinh được áp dụng là dùng dung dịch tẩy an toàn và thân thiện với cây cũng như môi trường trong bể cá.
Xử lý lớp nền
Lớp nền hay còn biết là lớp đáy bể bằng cách lót lớp đất nền thủy sinh hoặc phân nền thủy sinh xuống đáy bể sau đó dùng cát, sỏi rải đều lên lớp đó.
Một trong những lưu ý quan trọng khi chọn đất nền là bạn cần xác định được nhu cầu về nguồn dinh dưỡng, độ PH của đất có phù hợp với loài cá bạn đang nuôi.
Lưu ý: Để bạn có thể lựa chọn dòng phân nền tốt và phù hợp với loại cây bạn đang có ý định trồng thì các bạn có thể tìm hiểu và lựa chọn TẠI ĐÂY
Tiến hành trồng cây thủy sinh
Để trồng cây thủy sinh bạn có thể dùng nhíp để cắm rễ cây thủy sinh xuống phần đất nền và dựa trên nguyên tắc cây cao trồng phía sau, cây thấp phía trước để đảm bảo một bố cục hài hòa cho bể.
Lưu ý: trong quá trình trồng cây thủy sinh thì việc đặt rễ cây dưới bề mặt nền và tránh đặt sâu quá khiến thân rễ vùi lấp và cây khó sống.
Một số loài cây thủy sinh như rêu, dương xỉ Java, ráy Nana… lại ưa thích sống bám trên mẫu gỗ, hoặc đá. Do vậy cách trồng cây thủy sinh bể cá là bạn đặt cây lên lũa, sau đó quấn dây cước câu cá xung quanh và sau đó thả vào bể cá.
Một vài lưu ý cách trồng cây thủy sinh trong bể cá
Cách trồng cây thủy sinh trong bể cá mini hay bể cá có không gian rộng đều không quá phức tạp, không đòi hỏi tốn nhiều thời gian, công sức hay chi phí nhưng bạn cần các lưu ý sau để đảm bảo cây thủy sinh có thể sống và phát triển một cách tốt nhất.
– Chọn lớp nền dày hay mỏng sẽ căn cứ vào nhu cầu dinh dưỡng của cây thủy sinh. Với các cây thủy sinh có nhu cầu cao về mặt dinh dưỡng thì đất nền có độ dinh dưỡng cao, lớp dày là lựa chọn tốt nhất
– Cắm rễ cây thủy sinh xuống lớp nền ở độ sâu phù hợp để đảm bảo hấp thụ được chất dinh dưỡng và bắt buộc trên lớp nền cần có cát hoặc sỏi để giữ cây đứng thẳng và giữ cho bể thủy sinh sạch, đẹp.
– Trong cách trồng cây trong bể cá thì việc Lluôn đảm bảo khoảng trống giữa gốc cây thủy sinh và lá là ưu tiên quan trọng để tránh hiện tượng ngập lún, cây hỏng gây ô nhiễm nước.
– Cuối cùng cần định kỳ, kiểm tra, chăm sóc và cắt tỉa cây để đảm bảo sự phát triển, giữ cho nguồn nước bể thủy sinh sạch, an toàn cho cá.
Tổng kết:
Trồng cây thủy sinh mang lại môi trường ổn định, hài hòa cho bể thủy sinh hơn thế nữa là giá trị về mặt thẩm mỹ, phong thủy cho bể thủy sinh. Hy vọng rằng các chia sẻ về cách trồng cây thủy sinh trong hồ cá từ Bể Cá Dấu Keo giúp bạn thiết kế và xây dựng bể cá thủy sinh ưng ý, đẹp mắt.