Nuôi cá cảnh trong bể thủy sinh được coi là xu thế trong những năm gần đây. Bể cá thủy sinh với đa dạng kích thước khác nhau phù hợp với rất nhiều không gian từ nhà ở, văn phòng làm việc, khách sạn, nhà hàng…
Bể cá thủy sinh mang lại giá trị tinh thần, sự yên bình về mặt không gian đồng thời có ý nghĩa đặc biệt về mặt phong thủy. Nhưng để nuôi cá cảnh trong bể thủy sinh khỏe mạnh, phát triển tốt không phải ai cũng biết. Khám phá ngay cách nuôi cá cảnh trong hồ thủy sinh dưới đây.
Vì sao cá cảnh trong bể thủy sinh bị bệnh và chết
Có rất nhiều nguyên nhân cá chết trong hồ thủy sinh hoặc bị mắc các loại bệnh khó chữa khác nhau. Khi nắm được nguyên nhân của vấn đề bạn sẽ có cách xử lý nuôi cá cảnh trong bể thủy sinh đảm bảo khỏe mạnh, phát triển tốt và có môi trường sống lý tưởng. Một vài nguyên nhân phải kể đến như.
– Nước nuôi cá: Nguồn nước không đảm bảo với lượng các chất gây hại cho cá như NH3, Nitrat, Amoniac…quá lớn khiến cá không thể sống được. Hoặc các chất cặn bẩn bám đáy bể, thành bể khiến cho cá dễ mắc các bệnh nấm, ký sinh trùng…
– Lượng thức ăn: Cho cá ăn quá nhiều cũng là nguyên nhân khiến cá thủy sinh bị chết. Bạn cho cá ăn nhiều khiến lượng thức ăn dư thừa trong bể, tạo mầm bệnh, gây ô nhiễm nguồn nước trong bể
– Thiếu oxy: Với số lượng cá được nuôi quá nhiều so với thể tích của bể dẫn tới việc thiếu oxy trong bể thủy sinh
– Nhiệt độ, ánh sáng: Cần đảm bảo nhiệt độ phù hợp với các loài cá, đặc biệt với các loài cá chịu lạnh kém thì nhiệt độ của nước cần phù hợp đặc biệt vào mùa đông khi nhiệt độ nước giảm bạn cần bổ sung hệ thống sưởi cho cá. Với ánh sáng cũng vậy nếu vị trí đặt bể thủy sinh ở nơi có ánh sáng quá cao như cửa sổ, ngoài trời.. thì cũng dẫn tới hiện tượng cá chết.
– Lựa chọn cá: Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cá trong bể bị bệnh và chết. Cách lựa chọn cá nuôi trong bể cần được nghiên cứu và tìm hiểu từ khâu chọn giống cá, đặc điểm, lối sống, tính cách của từng loài.
Cách nuôi cá cảnh trong bể thủy sinh khỏe mạnh
Nuôi cá cảnh trong bể thủy sinh không đòi hỏi quá nhiều công sức và thời gian. Bạn chỉ cần tìm hiểu và lưu tâm một số cách nuôi cá trong bể thủy sinh là có thể sở hữu bể cá đẹp với đàn cá khỏe mạnh.
Lựa chọn kích thước bể cá
Đương nhiên rằng kích thước bể cá sẽ phụ thuộc vào vị trí bạn muốn đặt bể. Do đó việc cân nhắc và lựa chọn kích thước bể cá sao cho phù hợp là một trong những cách hàng đầu để có được bể cá thủy sinh ưng ý.
Chọn cá nuôi trong bể thủy sinh
Để có được đàn cá khỏe mạnh việc chọn giống cá phù hợp với khí hậu Việt Nam là thực sự cần thiết. Ngoài ra các giống cá được chọn nên mua tại những cơ sở uy tín để đảm bảo cá được khỏe mạnh, ít mầm bệnh. Nếu bạn chọn cá để bổ sung cho bể thì cần có thời gian nuôi tách cá để loại bỏ mầm bệnh trước khi thả chung vào bể.
Số lượng cá được chọn sẽ phụ thuộc vào kích thước của bể. Một lưu ý cực kỳ quan trọng là không nên nuôi cá có tính cách đối lập nhau trong cùng một bể thủy sinh.
Nguồn nước nuôi cá
Nước nuôi cá trong bể thủy sinh cần có nồng độ PH phù hợp, lọc bỏ các chất gây hại cho cá như NH3, Nitrat… Lọc bỏ các hợp chất hữu cơ dễ mang mầm bệnh cho cá.
Bên cạnh đó trong quá trình nuôi bạn cần thay thế, cải tạo nguồn nước nuôi cá ít nhất 1-2 lần/ 1 tuần để đảm bảo tái tạo nguồn nước, loại bỏ mầm bệnh và giữ lại các vi sinh hữu ích cho cá. Nguồn nước nuôi cá cảnh được sử dụng trong bể thủy sinh thường là:
– Nước máy: Cách nuôi cá cảnh trong bể thủy sinh từ nguồn nước máy an toàn đó là bạn cần thời gian để xử lý chất Clo có trong nước máy bằng cách xả và để nước trong môi trường tự nhiên ít nhất 24h.
– Nước giếng: Thường có độ PH thấp do vậy bạn cần thời gian để bơm nước giếng vào bể chứa tiếp đến sủi oxy để tăng oxy, tăng độ PH
– Nước mưa: Cách xử lý cũng giống với nước giếng. Tuy vậy nước mưa ít được sử dụng để nuôi cá cảnh trong bể thủy sinh bởi dễ phát sinh rêu, tảo trong quá trình nuôi.
Thức ăn cho cá
Một trong những cách nuôi cá cảnh trong bể thủy sinh khỏe mạnh đó là cho cá ăn lượng vừa đủ. Tốt nhất là cho cá ăn 2 lần /1 ngày và cho ăn lượng ít một để đảm bảo cá ăn hết thức ăn, tránh dư thừa dẫn đến ô nhiễm nguồn nước, tạo môi trường ưu trương cho vi khuẩn, rêu, tảo phát triển.
Vệ sinh bể thủy sinh
Việc vệ sinh bể cá cảnh thủy sinh là việc làm cần thiết để loại bỏ các cặn bẩn, rong, rêu tảo có trong bể. Thời gian tối thiểu để vệ sinh bể cá cảnh từ 1-2 lần/ 1 tuần và số lượng nước thay mới không vượt quá 30% lượng nước trong bể.
Một trong những cách nuôi cá cảnh trong bể thủy sinh không bị chết đó là quá trình vệ sinh bạn cần tránh dùng các chất hóa học để tẩy rửa bể cá. Các chất hóa học như xà phòng là nguyên nhân hàng đầu khiến cá chết.
Các thiết bị dụng cụ đi kèm với bể thủy sinh
Để có được bể cá thủy sinh đẹp, ấn tượng thì sử dụng các dụng cụ đi kèm như: đèn bể cá, máy lọc nước, máy sủi khí là công cụ cần thiết và không thể thiếu.
Cách nuôi cá trong bể thủy sinh không bị bệnh là bạn cần thường xuyên vệ sinh các dụng cụ, loại bỏ các thiết bị hư hại, thay và vệ sinh lõi lọc và sử dụng lõi lọc vi sinh để đảm bảo lượng vi sinh cần thiết cho bể thủy sinh.
Tổng kết:
Các cách nuôi cá cảnh trong bể thủy sinh đơn giản, hiệu quả để có được đàn cá khỏe mạnh, bể thủy sinh đẹp mắt vừa được chúng tôi chia sẻ bên trên. Áp dụng ngay từ cách chọn bể, chọn cá, sử dụng nguồn nước, thức ăn, vệ sinh bể ra sao…Chúc bạn thành công.