Mục lục
Các loại bệnh của cá bảy màu là những bệnh gì? Tổng hợp các loại bệnh thường gặp ở cá bảy màu cho đến cách phòng và điều trị hiệu quả.

Bệnh đốm trắng ở cá bảy màu
Bệnh đốm trắng là một trong những căn bệnh phổ biến ở cá bảy màu mà chủ yếu nguyên nhân là do nấm, các loại ký sinh trùng đơn bào
Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh đốm trắng ở cá bảy màu là do chất lượng nguồn nước kém, lượng thức ăn dư thừa, cặn bẩn, phân cá nhiều mà không được vệ sinh, thay nước định kỳ.
Cá bảy màu bị bệnh đốm trắng với các dấu hiệu như các đốm trắng xuất hiện ở đuôi cá, thân cá. Đốm trắng là một trong những bệnh lây lan rất nhanh nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.
Phương pháp điều trị hiệu quả trong trường hợp này là sử dụng đồng Sunphat với tỷ lệ (0.15- 0.20ppm) nhỏ vào nước bể. Hoặc bạn có thể sử dụng muối ăn 3% cho cá tắm từ 20-30 phút mỗi ngày trong khoảng 3-5 ngày, xanh methylen nhỏ từ 3-5 giọt/15l nước bể cũng là một cách thức trị đốm trắng hiệu quả.
Bệnh đốm đỏ ở cá bảy màu
Bệnh đốm đỏ ở cá bảy màu xảy ra khi nguồn nước của bể bị ô nhiễm do nhiều cặn bẩn, chế độ ăn của cá không đảm bảo đủ sức khỏe hoặc hệ thống ánh sáng của bể không đúng với nhu cầu.
Xem cách chữa chi tiết nhất tại: Bệnh đốm đỏ ở cá cảnh: Cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả
Khi cá 7 màu bị đốm đỏ thì cá sẽ có các mụn nhọt xuất hiện trên da màu thâm đỏ mà bạn dễ dàng có thể phát hiện ra.
Bệnh này không có khả năng lây nhiễm cao nhưng cũng sẽ có thể khiến cá dễ dàng bị chết nếu không điều trị kịp thời.
Để chữa được bệnh này các bạn cần chữa cho cá bằng tetracyclin, hydrogen peproxide hay formalin
Bệnh thối đuôi, cụp đuôi ở cá bảy màu
Tác nhân cá bảy màu bị thối đuôi là từ nguồn nước ô nhiễm hoặc do việc thay nước không đúng kỹ thuật, bổ sung nhiều muối hột quá quy định khi tiến hành thay nước
Cá bảy màu là một trong các loài cá khá khỏe mạnh, ít ốm bệnh, tuy nhiên việc chăm sóc thiếu khoa học cũng rất dễ dẫn tới ca mang bệnh
Để xử lý bệnh cụp đuôi, thối đuôi ở cá người ta thực hiện như sau:
– Dùng Tetra Nhật ( loại 5g) liều lượng 1/20 gói vào bể cá 25 lít .
– Tăng nhiệt độ bể cá lên 32 độ C
– Sau 1 ngày đánh thuốc thay 50% nước bể và tiếp đến ngày thứ 3 tiến hành thay 50% nước kết hợp bỏ thêm 1 ít muối hạt vào bể
Bệnh xù vảy ở cá bảy màu
Xù vảy xuất hiện ở cá 7 màu nguyên nhân chủ yếu do tỷ lệ muối trong nước ở mức cao. Do vậy quá trình thay nước cho cá bạn cần bổ sung muối với tỷ lệ thích hợp.
Cá bị bệnh xù vảy có hiện tượng như vảy xù, cá đứng yên một chỗ, ăn kém và thậm chí là bỏ ăn. Khi phát hiện bệnh người nuôi cần nhanh chóng cách ly cá để tránh trường hợp bệnh lây lan.
Tham khảo cách chữa chi tiết tại: Cá bị xù vảy: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị
Điều trị bệnh xù vảy như sau:
– Bật sủi oxy nhằm cung cấp lượng oxy cho cá hô hấp
– Cho cá ăn ít hoặc tạm thời không cho ăn trong khoảng thời gian đánh thuốc
– Dùng thuốc Tetra Nhật ( loại 5g) liều lượng 1/20 gói vào bể cá 25 lít. Đánh lần 1 sau 1 ngày tiến hành thay 50% nước, ngày thứ 3 bạn lại thay thêm 50% nước.
Bệnh rung lắc ở cá bảy màu
Cá bảy màu bị bệnh rung lắc là một trong các bệnh phổ biến ở cá bảy màu và chủ yếu tác nhân là do các loại vi khuẩn, virus tấn công. Biểu hiện của cá bệnh là cá bỏ ăn, cá đứng yên một chỗ, cơ thể rung lắc nhưng không linh hoạt.
Xử lý bệnh rung lắc ở cá bảy màu với các bước sau:
– Cho một ít muối hạt theo tỷ lệ khoảng 2 nắm muối/60l nước bể
– Tăng nhiệt độ của bề lên từ từ đạt mức 32 độ C
– Thay 20% nước bể sau đó bạn lại bổ sung một chút muối hạt và bật sưởi cho cá
– Trong khoảng 3 ngày bạn sẽ thấy hiệu quả. Trường hợp nếu bệnh tình của cá không thay đổi thì bạn cần dùng đến thuốc đặc trị Tetra của Nhật để dưỡng và xử lý dứt điểm bệnh cho cá
Bệnh stress ở cá bảy màu
Một trong các bệnh ở cá bảy màu đó là stress với nguyên nhân do mật độ nuôi cá cao, nguồn nước không đảm bảo.
Biểu hiện bệnh stress ở cá 7 màu đó là cá đứng yên một chỗ ở góc bể, khi có tiếng động mạnh cá bắn mình lên khỏi mặt nước rồi rơi xuống. Khi stress quá nặng cá còn có biểu hiện cong cột sống lưng
Đối với bệnh stress ở cá 7 màu người ta thường sử dụng thuốc Tetra để dưỡng cho cá đồng thời thay nước, vệ sinh bể cảnh, phân bổ lại mật độ cá sao cho hợp lý.
Bệnh đường ruột, tóp bụng ở cá bảy màu
Các biểu hiện bệnh liên quan đến tóp bụng ở cá bảy màu hầu hết nguyên nhân là do bệnh về đường ruột. Bệnh tóp bụng rất khó chữa do vậy bạn cần lưu ý các vấn đề sau khi nuôi:
– Cung cấp nguồn thức ăn đầy đủ chất dinh dưỡng giúp cá khỏe mạnh, tăng sức đề kháng
– Vệ sinh, thay nước bể định kỳ, hút đáy bể để loại bỏ phân cá cũng như cặn bể.
Các dấu hiệu cho thấy cá bảy màu bị bệnh tóp bụng đó là đầu cá to bất thường, bụng nhỏ, đi phân trắng và kéo sợi ở phần hậu môn. Hầu hết khi cá đã mắc bệnh phương pháp xử lý rất khó khăn do vậy áp dụng phương pháp phòng ngừa bệnh đường ruột ở cá 7 màu vẫn được đánh giá là hiệu quả nhất.
Bệnh sán mang ở cá bảy màu
Sán mang là một trong các bệnh khó chữa ở cá 7 màu mà nguyên nhân chủ yếu do ký sinh trùng tấn công, xâm nhập vào da cá, vào mang cá, chúng hút chất dinh dưỡng làm cho cá suy yếu và chết
Cá bảy màu bị bệnh sán mang có biểu hiện ngứa ngáy, cá liên tục tìm các vật thể trong bể để cọ xát mang đồng thời cá thở mạnh, nằm dưới đáy bể với phần mang mở rộng.
Bệnh sán mang có khả năng lây lan nhanh chóng trong bể bởi tốc độ sinh sôi nảy nở của sán.
Như vậy để phòng ngừa hiệu quả bệnh sán mang ở cá 7 màu phương pháp tốt nhất là vệ sinh bể định kỳ, vệ sinh các thiết bị máy lọc nước, máng lọc, cây thủy sinh, giá thể trong bể cảnh.
Khi cá mắc bệnh bạn cần liên hệ ngay các đơn vị cung cấp thuốc đặc trị cho cá để loại trừ bệnh, kiểm soát sự lây lan.
Tổng kết:
Trên đây là tất cả các loại bệnh của cá bảy màu thường xuyên xảy ra nhất. Ngoài ra, nếu điều kiện môi trường không đảm bảo thì cá cũng rất dễ mắc các loại bệnh khác ngoài các bệnh ở trên, vì vậy việc giữ gìn môi trường sống sạch và ổn định là một điều các bạn cần lưu ý khi nuôi cá bảy màu. Chúc các bạn có một đàn cá bảy màu đẹp và khỏe mạnh!