Cá bị xù vảy: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Cá bị xù vảy là một trong các căn bệnh xảy ra khá phổ biến khiến bao người nuôi cá cảnh lo lắng. Bệnh xù vảy tưởng chừng không đáng quan ngại tuy nhiên nó lại là căn bệnh cực nguy hiểm xảy ra ở cá nếu bạn không xử lý kịp thời hay không biết cách điều trị có thể dẫn tới cá chết.

Bệnh xù vảy ở cá là như thế nào?

Cá bị xù vảy: Nguyên nhân, <a href=
dấu hiệu nhận biết và cách điều trị" width="800" height="503" /> Cá bị xù vảy: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Xù vảy ở cá hay còn gọi là Dropsy là một trong các bệnh của cá rồng, cá bảy màu, cá vàng ranchu… hay bất kể loài cá nào với tình trạng là vảy của cá chướng lên hoặc bị sưng.

Vết xù vảy thường bị cô lập ở vùng bụng hoặc có thể rõ rệt hơn bao phủ toàn bộ cơ thể cá điều đó sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh

Cá xù vẩy không chỉ ảnh hưởng đến giá trị thẩm mỹ của loài cá mà nặng hơn chúng có thể khiến cá bị tử vong nếu người nuôi cá không phát hiện và xử lý kịp thời.

Nguyên nhân cá bị xù vảy

Về cơ bản có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh xù vảy ở cá. Nắm được nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp bạn có phương án phòng ngừa và điều trị hiệu quả.

Tác nhân chính gây ra bệnh xù vảy ở bất kể loài cá nào đều do một loại vi khuẩn có tên khoa học là Aeromonas, loại vi khuẩn này luôn luôn tồn tại trong môi trường bể cảnh. Khi gặp điều kiện thuận lợi thì vi khuẩn sẽ trở nên mạnh mẽ, tấn công cá làm cá mắc chứng xù vảy.

Dưới đây là nguyên nhân trực tiếp khiến vi khuẩn Aeromonas hình thành tấn công cá:

– Chất lượng nguồn nước kém, nước nuôi cá ô nhiễm nhiều cặn bẩn

– Sự thay đổi thất thường của nhiệt độ nước trong bể

– Hàm lượng các chất NH3, nitrat ở mức cao

– Việc cho cá ăn không khoa học cho ăn với lượng quá nhiều khiến việc dư thừa lượng thức ăn trong bể hoặc cho cá ăn thiếu hụt chất dinh dưỡng khiến cá không có sức đề kháng

Dấu hiệu nhận biết cá bị mắc bệnh xù vảy

Bệnh xù vảy có thể xuất hiện ở bất kể cá trong môi trường bể thủy sinh, bể cá mini hay bể cá koi ngoài trời với các hiện tượng cá bị xù vẩy điển hình như sau:

– Mắt cá bị sưng và lồi

– Vảy cong hướng ra ngoài

– Mang mất màu, màu trở nên nhợt nhạt

– Kẹp vây

– Cột sống có dấu hiệu cong, cá gấp khúc cơ thể

– Phân cá biến màu

– Hậu môn sưng

– Cá kém ăn thậm chí là bỏ ăn

– Cá bơi lờ đờ thường đứng yên một chỗ

Bệnh xù vảy ở cá vào giai đoạn nặng có thể khiến bụng sình và điều đó chứng tỏ vi khuẩn đã tấn công, xâm lấn vào cơ quan nội tạng của cá. Việc điều trị ở giai đoạn này rất khó khăn và thường không đem lại hiệu quả.

Cách chữa cá bị xù vảy

Để điều trị bệnh xù vảy ở cá là một quá trình và mọi các biện pháp phải thực hiện tức thời như sau.

Cách ly cá bệnh

Chuẩn bị một bể có diện tích thích hợp để có thể chứa những chú cá mắc bệnh xù vảy nhằm cách ly chúng giúp quá trình điều trị trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn.

Lưu ý rằng: Nước trong bể cách ly cũng cần được lấy từ nước trong bể ban đầu để tránh việc cá bị sốc nước. Ngoài ra ở bể cách ly các yếu tố duy trì từ hệ thống lọc, sưởi, ánh sáng cho cá cũng cần đảm bảo. Hạn chế và tốt nhất là không nên trang trí đồ vật hay trồng các loại cây thủy sinh ở bể cách ly vào lúc này.

Bổ sung muối ăn vào bể

Bổ sung muối ăn theo tỷ lệ 3% vào bể ban đầu và cả bể cách ly chính là việc giúp bạn kiểm soát tác nhân chính là vi khuẩn gây ra bệnh xù vảy ở cá

Đưa muối vào bể vừa giúp khử khuẩn vừa ổn định môi trường nước giúp cá thoải mái hơn trong giai đoạn điều trị và phục hồi

Bổ sung nguồn thức ăn đa dạng, giàu dinh dưỡng

Thức ăn đầy đủ, đa dạng, vừa phải nhưng không dư thừa chính là cách bạn cung cấp cho cá nguồn vitamin thiết yếu giúp quá trình chữa bệnh của cá tốt hơn và cá nhanh chóng hồi phục hơn.

Bên cạnh đó cho cá ăn đa dạng các loại thức ăn, chọn nhóm thức ăn giàu hàm lượng dinh dưỡng giúp cá tăng cường sức đề kháng và khả năng miễn dịch

Sử dụng thuốc đặc trị

Thường bệnh xù vảy cần đến thuốc kháng sinh để đặc trị khi tất cả các phương pháp áp dụng xử lý trên không đem lại hiệu quả. Bạn có thể sử dụng một trong các thuốc trị bệnh xù vảy sau:

– Sử dụng thuốc RID PROTOZOAN bằng cách nhỏ thuốc vào nước với liều lượng 2 giọt / 2 lít nước.

– Sử dụng thuốc Tetra Nhật bản bằng cách nhỏ thuốc vào nước với liều lượng 1 giọt / 2 lít nước, và điều trị liên tục trong 2 đến 3 tuần.

Cá đang được trị bệnh xù vảy
Cá đang được trị bệnh xù vảy

Lưu ý: Nếu bạn sử dụng thuốc Tetra Nhật Bản thì bạn nên khều hết các vùng vảy xù của cá bằng tay sau đó cho cá vào nước đã pha tetra nhật bản thì cá sẽ mau lành hơn.

Bên cạnh đó tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh xù vảy mà bạn có thể lựa chọn thuốc kháng sinh tại các cơ sở cung cấp thuốc uy tín và nên nhớ tham khảo ý kiến chuyên gia hoặc đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của sản phẩm bạn chọn mua.

Cách phòng bệnh xù vảy ở cá

Duy trì nguồn nước ổn định thông qua hệ thống lọc chất lượng và chăm sóc cá bằng cách bổ sung nguồn dinh dưỡng khoa học là một trong những cách thức tốt nhất để phòng bệnh xù vảy ở cá.

Các câu hỏi thường gặp với bệnh xù vẩy ở cá

Câu hỏi 1: Bệnh xù vảy ở cá có lây không?

Trả lời: Đây là một trong những bệnh ở cá cảnh mà có khả năng lây lan rất cao. Vì vậy, bạn cần thường xuyên để ý bể cá của mình và nếu có dấu hiệu của bệnh thì bạn cần xử lý ngay để tránh lây lan ra toàn bộ bể.

Câu hỏi 2: Bệnh xù vảy cá làm cá bị chết không?

Trả lời: Nếu bạn phát hiện kịp thời và chữa ngay cho cá bằng thuốc theo phương pháp chúng tôi chia sẻ ở trên thì cá sẽ không chết. Nhưng nếu bạn phát hiện cá bị bệnh quá muộn thì những con đã bị quá nặng và yếu thì chúng có thể sẽ bị chết trong quá trình điều trị. Vì vậy bạn cần thường xuyên để ý cá trong bể để có thể phát hiện cá bị bệnh sớm nhất có thể.

Câu hỏi 3: Các loài cá nào hay bị bệnh xù vảy?

Trả lời: Bệnh này là dòng bệnh mà tất cả các loài cá đều có thể bị. Đối với các anh em chơi cá cảnh thì sẽ thường thấy hơn ở cá betta, cá bảy màu, cá vàng, cá Koi, cá rồng, cá sọc ngựa, cá neon, cá lia thia.

Câu hỏi 4: Có cần chữa cả cho các con cá chưa bị bệnh vảy xù hay không?

Trả lời: Nếu bệnh mới chớm bị thì bạn có thể không cần phải chữa cho cả đàn cá mà bạn chỉ cần tách con đang bị vảy xù ra khỏi đàn sau đó sử dụng các phương pháp chữa thuốc như trên là ok.

Câu hỏi 5: Khi cá được chữa khỏi bệnh vảy xù thì cá có bị di chứng gì không?

Trả lời: Thông thường khi cá khỏi bệnh thì cá có thể để lại di chứng trên mang đó là teo mang.

Câu hỏi 6: Đối với cá trống ( cá đực) thì khi khỏi xù vảy có thể sinh sản không?

Trả lời: Đối với các con cá trống (cá đực) khi lành bệnh thì chúng vấn có thể sinh sản một cách bình thường.

Tổng kết:

Cá bị xù vảy là căn bệnh khá phổ biến với tất cả các loài cá như cá ranchu, cá koi, cá rồng hay cả với cá bảy màu. Khi nằm được nguyên nhân và cách thức điều trị thì quan ngại về bệnh không còn trở thành nỗi lo của người nuôi cá.

Đánh giá: 4.88 / 5 (88 lượt đánh giá)
Facebook 8 giờ - 17 giờ
Zalo 8 giờ - 17 giờ
Gọi ngay
0848582959 8 giờ - 17 giờ
Home
Copyright 2022 © Bể Cá Dấu Keo