Các bệnh thường gặp trong bể cá mini và cách đặc trị

Các bệnh thường gặp trong bể cá mini là điều mà rất nhiều người chơi bể mini quan tâm. Xem ngay tên bệnh và cách đặc trị giúp cá luôn khỏe.

Ngoài các cách chăm sóc không đúng kỹ thuật thì việc chưa nắm được nguyên nhân gây bệnh cũng như phương pháp xử lý bệnh ở cá mà để lại những hậu quả đáng tiếc cho đàn cá cảnh.

Các nguyên nhân cá bị bệnh trong hồ mini

Cá khi đưa vào nuôi trong môi trường bể cảnh khác so với môi trường tự nhiên bởi bể cá mini có sự hạn chế về diện tích do đó có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng cá mắc bệnh. Các nguyên nhân phải kể đến như sau:

Nguyên nhân cá bị bệnh trong hồ mini
Nguyên nhân cá bị bệnh trong hồ mini

Môi trường nước

Sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ nước, độ cứng, nồng độ PH của nước hay do nguồn nước chứa nhiều tạp chất, các chất hữu cơ gây hại thì đó là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến cá mắc bệnh

Nồng độ oxy trong nước

Việc không cung cấp đủ hoặc thừa oxy cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc cá mắc bệnh. Ví dụ điển hình như: Nồng độ oxy trong nước ở mức thấp, cá thiếu oxy, cơ thể yếu dẫn tới mắc bệnh hoặc nồng độ oxy ở mức quá cao khiến cho cá bị ngộp oxy, lâu ngày mệt mỏi và dễ mắc bệnh

Các loại vi khuẩn gây hại trong nước

Môi trường nước luôn tồn tại các vi khuẩn có từ thức ăn dư thừa, phân cá… nếu việc vệ sinh, lọc tái tạo nước không đảm bảo khiến cho vi khuẩn lây lan và xâm nhập vào cơ thể cá, khiến cá mắc bệnh

Do chất lượng giống cá

Đây là một trong những mầm bệnh tiềm ẩn từ môi trường bên ngoài cụ thể là giống cá bạn mua ban đầu. Nếu nguồn giống cá được chọn tại các cơ sở kém chất lượng, cá có mầm bệnh sẵn.

Sau đó giai đoạn cách ly bể chưa đảm bảo dẫn tới việc tiềm ẩn mầm bệnh bên trong cá mới, khi thả bể chúng phát sịnh bệnh và dễ lây lan cho các cá thể khác nuôi trong bể.

Vì vậy khi mua cá mới về bạn hãy đảm bảo làm theo đầy đủ như: Hướng dẫn thả cá mới mua vào bể đảm bảo khỏe mạnh

Các bệnh thường gặp ở bể cá mini

Hầu hết trong số những người nuôi cá lâu năm hay người mới giai đoạn bắt đầu tìm hiểu đều lo lắng về bệnh xuất hiện trên cá. Bởi không biết rõ nguyên nhân cũng như phương án xử lý có thể dẫn tới bệnh ở cá ngày càng tiến triển nhanh chóng và gây chết cá hàng loạt.

Dưới đây là một số loại bệnh thường xuất hiện ở bể mini mà bạn nên xem để biết cách điều trị ngay khi mới xuất hiện:

Các bệnh thường gặp trong bể cá mini và cách đặc trị
Các bệnh thường gặp trong bể cá mini và cách đặc trị

Bể cá mini xuất hiện bệnh đốm trắng

Nguyên nhân cá mắc bệnh đốm trắng ở cá là do ký sinh trùng đơn bào gây ra. Ký sinh trùng đơn bào trong bể cảnh phát triển thành ba giai đoạn đó là dưỡng thể ký sinh trùng quả dưa, sang thể trưởng thành sau đó phân chia bơi tự do và tìm vật chủ.

Dấu hiệu nhận biết bệnh đốm trắng có trong bể cá mini đó là cơ thể phủ đầy những nốt nhỏ màu trắng. Lúc này bạn cần nhanh chóng xử lý bởi bệnh đốm trắng lây lan rất nhanh ở cá

Phương án xử lý: Bạn cần tách đàn cá, giảm số lượng cá trong bể, kéo dài thời gian phơi nước khi thay bể cá, sau đó từ từ tăng nhiệt độ nước mỗi giờ lên 1 độ C sao cho đạt ngưỡng 28-30 độ C. Tiếp đến bạn pha thuốc tím vào nước theo tỷ lệ 1g/1 lít. Khoảng thời gian sau 3 ngày cá sẽ bớt bệnh.

Cá trong bể mini bị bệnh đường ruột

Đây cũng là một trong số các bệnh thường xuất hiện trong hồ cá mini với biểu hiện của bệnh là cá đi phân trắng, bụng sình, cá bỏ ăn, ít vận động

Nguyên nhân có thể là do nguồn thức ăn không đảm bảo hoặc do môi trường nước thay đổi đột ngột dẫn tới cá bị sốc

Phương án xử lý với bệnh đường ruột ở cá:

– Bạn cần bật sưởi oxy để sưởi cho cá sau đó dùng thuốc đặc trị là Metronidazol dưới dạng viên nén bạn pha vào nước với tỷ lệ 1 viên/ 15 lít nước.

– Sau khoảng 24h tiến hành thay 30% nước và cho thêm 1 viên nén thuốc vào. Đặc biệt thời gian này bạn tránh cho cá ăn. Kiên trì thực hiện từ 1-3 ngày cá sẽ hết bệnh

Cá trong bể mini bị nhiễm nấm

Nguyên nhân: Cá bị nhiễm nấm là do chất lượng nước kém, quá trình vệ sinh bể chưa đảm bảo sạch, trong bể có chứa cá chết hoặc các cây thủy sinh chết, thối rữa

Với bệnh nấm ở cá là một trong các bệnh thường gặp trong bể cá mini vì vậy điều đầu tiên bạn cần đảm bảo nguồn nước bể cần sạch sẽ bằng cách vệ sinh lại toàn bộ bể cảnh, thành bể, hệ thống lọc nước… Loại bỏ các máy móc, dụng cụ, cây thủy sinh hư hỏng.

Với cá mua về cần thả riêng, cách ly để đảm bảo loại bỏ mầm bệnh. Dùng sưởi tăng nhiệt độ bể cảnh lên khoảng 30-32 độ C sau đó bạn dùng thuốc methylen nhỏ 3-5 giọt/20 lít nước. Thay nước liên tục mỗi ngày bằng khoảng 30% thể tích nước trong bể. Khoảng 3-5 ngày cá sẽ hết bệnh.

Cá trong hồ mini bị bệnh xuất huyết mùa xuân

Bệnh xuất huyết mùa là một trong các loại bệnh thường gặp trên cá cảnh, nguyên nhân gây ra hiện tượng bệnh là do virus Rhabdovirus carpio gây ra. Gọi là bệnh xuất huyết mùa xuân bởi bệnh hay xảy ra khi thời tiết giao mùa giữa đông sang xuân.

Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ nước cộng với chất lượng nước kém và bạn nuôi cá với mật độ quá dày.

Với bệnh xuất huyết mùa xuân trên cá chưa có thuốc điều trị mà hầu hết người ta sử dụng phương án phòng bệnh hơn chữa bệnh. Khi thời tiết chuẩn bị giao mùa các yếu tố liên quan đến nhiệt độ trong nước cần được chú trọng đặc biệt ngoài ra không nên nuôi cá với mật độ quá dày, dùng muối ăn tắm cho cá trong 15 phút ở mỗi lần thay nước theo tỷ lệ 300g/100 lít nước kết hợp bổ sung vitamin C để tăng sức đề kháng cho cá.

Cá trong bể mini bị lở loét

Thường bệnh lở loét ở cá xuất hiện do vi khuẩn, virus hay các loại ký sinh trùng…Trong đó hầu hết cá mắc bệnh lở loét là do nhiễm nấm Aphanomyces Invadan một loại nấm hại len lỏi vào cơ thể và ăn thịt cá

Biểu hiện của bệnh lở loét ở cá chính là các vết viêm, lở loét, mắt lồi, cổ chướng…

Với bệnh lở loét ở cá trong bể mini thì bắt buộc bạn cần vệ sinh bể cá sạch sẽ để loại bỏ nấm. Định kỳ 2 lần/1 tuần trong mỗi lần vệ sinh bể bạn hòa vôi vào nước bể theo tỷ lệ 2kg vôi/ 100m3 nước. Trong quá trình vệ sinh bể bạn cần tách cá ra khỏi bể và tắm cá với muối ăn khoảng 15 phút mỗi ngày để loại bỏ vi khuẩn bám vào da cá.

Rận cá xuất hiện trong bể mini

Đây là một loại bệnh khá phổ biến ở cá cảnh, nguyên nhân là do các loại ký sinh trùng có dạng hình đĩa tròn dùng miệng tấn công cá, chọc thủng da cá, hút máu và chất dinh dưỡng trong cơ thể cá. Rận sinh trưởng và phát triển rất nhanh trong cơ thể cá, chúng còn có khả năng thu hút bầy đàn đến những vết thương hở trên cơ thể cá

Bệnh rận cá có thể khiến cá bị gầy, chậm lớn lâu ngày khiến cá chết. Để điều trị kịp thời bạn cần xử lý ngay bằng cách dùng nhíp y tế gắp ra, xịt keo ong để cá không nhiễm trùng hoặc tiến hành tắm cho cá bằng muối hột hoặc các dung dịch sát khuẩn như Iodine, Betadine…

Tổng kết:

Có rất nhiều các bệnh thường gặp trong bể cá mini khiến người nuôi lo lắng, hoang mang. Tuy vậy vệ sinh bể định kỳ, chăm sóc cá chuẩn kỹ thuật là phương pháp tối ưu giúp bạn duy trì bể cá đẹp, đàn cá khỏe mạnh.

Tags :
Copyright 2022 © Bể Cá Dấu Keo