Bệnh rận cá: Nguyên nhân, biểu hiện và thuốc đặc trị

Bệnh rận cá xảy ra dưới nguyên nhân nào?Biểu hiện khi cá bị bệnh ra sao? Cách phòng ngừa và thuốc đặc trị là gì? Tất cả sẽ có tại đây.

Rận cá là một trong số các bệnh phổ biến thường gặp ở cá nuôi nước ngọt. Bệnh rận của cá không quá nguy hiểm nhưng nếu không phát hiện và xử lý sớm thì chúng có khả năng lây lan với tốc độ nhanh chóng và khiến cho cá gầy gò, ốm bệnh.

Bệnh rận cá: Nguyên nhân, biểu hiện và thuốc đặc trị
Bệnh rận cá: Nguyên nhân, biểu hiện và thuốc đặc trị

Nguyên nhân gây bệnh rận cá

Rận cá hay còn được gọi với tên là rận nước. Bệnh xảy ra ở tất cả các loài cá nuôi đặc biệt như: cá chép Koi, cá rồng, cá ranchu hay cả với các loài cá nhỏ như cá betta.

Cá bị bệnh rận cá xảy ra chủ yếu dưới tác nhân của ký sinh trùng hình đĩa tròn, chúng dùng miệng để tấn công cơ thể. Rận cá có thể chọc thủng da cá, hút máu và hút các chất dinh dưỡng khiến cá gầy gò, ốm yếu.

Cũng chính từ cách tấn công trên mà rận cá dễ dàng truyền nhiễm các loại vi khuẩn, virus gây nhiễm trùng cho cá.

Quá trình tấn công của rận cá chúng còn sản sinh ra các chất giúp thu hút những con rận khác tấn công vào cùng một chỗ. Có rất nhiều nguyên nhân hình thành bệnh rận cá như:

– Do nguồn nước bẩn ô nhiễm, hàm lượng chất thải phân cá, thức ăn dư thừa ở mức cao dẫn tới hình thành các loại kí sinh trùng

– Hệ thống lọc chưa đạt chuẩn khiến cho việc loại bỏ cặn bã, chất hữu cơ gây hại không còn hiệu quả

– Cá mới mua đã có sẵn mầm bệnh. Gặp môi trường thuận lợi trong bể nuôi chúng sản sinh và lây lan rất nhanh.

Biểu hiện cá bị bệnh rận cá

Cá bị mắc bệnh rận nước bạn có thể phát hiện một cách dễ dàng bằng mắt thông qua các biểu hiện sau:

– Trên cơ thể cá xuất hiện những đốm có màu nâu đen hoặc nâu nhạt trên thân việc quan sát bằng mắt thường cũng có thể thấy rõ

– Cá ngứa ngáy khó chịu, bơi lội thất thường chúng thường tìm cách cọ sát vào những vật thể trong bể nhằm giảm bớt ngứa

– Tại các vị trí bị rận tấn công có thể xuất hiện các vết loét, tổn thương lan rộng

– Cá gầy gò, ốm bệnh ăn kém và thậm chí là bỏ ăn

Các cách trị rận cá

Để trị rận cá thì sẽ không quá khó khi bạn kịp thời phát hiện và cá bị rận tấn công chưa có các phát sinh bội nhiễm bệnh. Dưới đây là một vài phương pháp điều trị rận cá đơn giản, hiệu quả.

Cách ly, dùng nhíp gắp cá

Với cách thức này rất đơn giản, bạn chỉ cần bắt riêng con cá bị mắc bệnh rận nước ra khỏi hồ. Sau đó việc cần làm là bạn dùng nhíp y tế để gắp cúng ra khỏi thân cá. Cẩn thận hơn bạn có thể dùng keo ong để xịt vào thân cá nhắm ngăn chặn sự nhiễm trùng.

Với phương pháp dùng nhíp để gắp rận cá có ưu điểm là nhanh chóng. Tuy vậy bạn chỉ có thể áp dụng được khi số lượng cá nhiễm bệnh ít.

Sử dụng lá xoan để điều trị rận cá

Lá xoan là một trong những nguyên vật liệu rất dễ tìm. Điều trị rận cá bằng lá xoan rất đơn giản và tiết kiệm chi phí. Lá xoan hay còn gọi lá thầu đâu. Cách diệt rận cá bằng lá xoan bạn tiến hành như sau:

– Liều lượng sử dụng 3kg lá xoan tươi ngâm cho 1 khối nước

– Sau 3 ngày bạn tiến hành thay 30-50% nước sau đó tiến hành thay lại lá mới

– Sử dụng lá xoan diệt rận cá trong thời gian khoảng 14 ngày để đảm bảo loại bỏ hết rận cá những như các loại trùng có trong bể

Lưu ý: Trong quá trình điều trị rận cá bằng lá xoan như sau: Bạn cần cho lá xoan vào túi lưới nhằm tránh việc lá rớt ra bể gây ảnh hưởng đến vệ sinh trong bể cảnh. Nên đánh đủ liều thuốc trong khoảng 14 ngày để đảm bảo hiệu quả diệt cả rận và trứng trùng.

Tắm cho cá bằng nước muối hoặc thuốc sát khuẩn

Thực chất của phương pháp này là bạn sử dụng muối ăn tỷ lệ 3% để sát khuẩn cho cá sau khi chắc chắn rằng rận cá đã được gắp bỏ khỏi cơ thế cá.

Tắm cho cá hàng ngày bằng muối ăn pha theo tỷ lệ 3%, thời gian tắm từ 5-10 phút, thực hiện trong khoảng 3-5 ngày bạn sẽ thấy hiệu quả được cải thiện.

Ngoài ra, các bạn có thể sử dụng các loại thuốc trị rận cá sau:

Sử dụng thuốc có thành phần chiết xuất từ lá xoan

Việc mua thuốc khá đơn giản bạn có thể tìm ở các tiệm bán thuốc thủy sản hay tại các tiệm cá cảnh. Liều dùng được nhiều người nuôi cá áp dụng đó là sử dụng 1 liều đánh một lần sau đó khoảng 3 ngày tiến hành thay 50% nước bể.

Sau tiếp 7-9 ngày bạn lại đánh liều thuốc thứ hai. Chờ sau 3 ngày lại tiến hành thay nước bể. Chắc chắn rằng rận cá sẽ được loại bỏ hoàn toàn trong bể.

Dùng thuốc Dimilin

Trị rận cá bằng thuốc Dimilin được nhiều người áp dụng bởi đây là loại thuốc kháng sinh mang lại hiệu quả cao, đơn giản, dễ thực hiện.

Cách thức đánh thuốc như sau:

– Dùng Dimilin với liều lượng 1g/1m3 nước

– Sử dụng 2 liều cách nhau khoảng 3 ngày thì bạn tiến hành thay 20% nước

– Kết hợp thoa thuốc tím, hoặc thuốc tetracyclin Nhật để sát trùng tại các vết thương hở cho cá.

Trị rận cá bằng các loại thuốc sát khuẩn

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc sát khuẩn thông thường để trị bệnh rận cá như:

Trị rận cá bằng thuốc sát khuẩn povidine

Trị rận cá bằng thuốc sát khuẩn betadine

Trị rận cá bằng thuốc sát khuẩn iodine ,…

Lưu ý: Trước hết để sử dụng các thuốc sát khuẩn trên bạn cần gắp bỏ hoàn toàn rận nước ra khỏi cơ thể cá. Tiếp đến bạn sử dụng các dụng dịch sát khuẩn trên thoa trực tiếp lên vùng rận bám để ngăn chặn vi khuẩn, virus cũng như các tác nhân gây bệnh khác tấn công cá.

Hoặc bạn cũng có thể sử dụng thêm các loại: Thuốc trị trùng mỏ neo

Phòng ngừa bệnh rận cá

Để ngăn chặn nguy cơ xảy ra bệnh rận ở cá cảnh bạn cần đặc biệt quan tâm đến các yếu tố như sau:

– Duy trì sự ổn định của nguồn nước bể, tránh những tác nhân khiến nước bể thay đổi một cách đột ngột.

– Vệ sinh thay nước bể định kỳ nhằm loại bỏ mầm bệnh

– Sử dụng hệ thống lọc đạt chuẩn chất lượng nhằm loại bỏ các chất hữu cơ gây hại một cách tối đa

– Cho cá ăn khoa học vừa đảm bảo giá trị dinh dưỡng vừa tránh lượng thức ăn dư thừa trong bể

– Chọn cá giống tại các cơ sở uy tín nhằm tránh mua phải cá có sẵn mầm bệnh.

– Cách ly cá mới trước khi thả bể để chắc chắn rằng cá khỏe mạnh trước khi thả bể

Kết luận:

Bệnh rận cá và những phương pháp điều trị hiệu quả được tổng hợp từ những chuyên gia nuôi cá cảnh lâu năm. Hy vọng rằng các chia sẻ trên giúp bạn chăm sóc và duy trì đàn cá khỏe mạnh.

Tags :
Copyright 2022 © Bể Cá Dấu Keo