Các bệnh thường gặp ở cá koi: Tên bệnh và cách đặc trị

Liệu rằng bạn đã biết các bệnh thường gặp ở cá Koi và cách xử lý kịp thời dứt điểm? Tìm hiểu ngay qua bài viết sau để có cách trị dứt điểm giúp bạn có đàn cá khỏe mạnh.

Gần đây phong trào nuôi cá Koi được nhiều người chọn lựa bởi giá trị thẩm mỹ, tính kinh tế và ý nghĩa phong thủy từ loài cá đem lại. Tuy nhiên những lo lắng từ bệnh ở cá Koi khiến nhiều người nuôi cá lâu năm cho đến người mới nuôi trở nên hoang mang và sợ hãi.

Các bệnh thường gặp ở cá koi: Tên bệnh và cách đặc trị
Các bệnh thường gặp ở cá koi: Tên bệnh và cách đặc trị

Bệnh trùng mỏ neo ở cá koi

Khi nhắc tới bệnh thường gặp ở cá Koi nhiều người sẽ nói đến bệnh trùng mỏ neo. Đây là loại bệnh do loại ký sinh trùng giáp xác có tên tiếng anh là Lernea Anchor Worm gây ra.

Trùng mỏ neo có hình dạng giống với chiếc mỏ neo, với chiều dài cơ thể khoảng từ 8-16mm, mắt thường bạn cũng có thể quan sát được.

Trùng mỏ neo bám chặt vào thân cá Koi, chúng sinh trưởng và phát triển trong cơ thể cá Koi khiến cá ốm yếu, bỏ ăn, mang bệnh, cơ thể có các vết thương chảy máu và cá chết

Phương pháp điều trị:

Với bệnh trùng mỏ neo ở cá Koi có hai cách xử lý như sau:

Cách 1: Gắp bỏ trùng mỏ neo bằng các dụng cụ gắp chuyên dụng như nhíp sau đó bạn cho cá tắm trong nước muối ăn hòa tan theo liều lượng 300g/100l nước thời gian khoảng 1 tuần. Đồng thời tăng nhiệt độ bể cá lên 32 độ C để diệt trứng trùng mỏ neo trong nước kết hợp khử trùng toàn bộ hồ cá, hệ thống lọc bằng muối ăn pha loãng theo tỷ lệ bên trên

Cách 2: Diệt trùng mỏ neo bằng thuốc Dimilin qua các bước sau.

– Ngày đầu tiên: Sử dụng 1g Dimilin/1m3 nước đến ngày thứ 3 thay 20% nước và đánh tiếp liều Dimilin thứ 2. Tỷ lệ pha trộn vẫn giống như ngày đầu

– Ngày thứ 7: Thay tiếp 20% nước và đánh thuốc Dimilin theo tỷ lệ cũ

– Ngày thứ 9: cho bạn tiếp tục thay nước và đánh thuốc theo tỷ lệ ngày thứ 7

– Các ngày thứ 12,13,14: bạn tiến hành thay nước đều đặn với tỷ lệ không vượt quá 20% thể tích bể

– Ngày thứ 15: bạn tiến hành cho cá Koi ăn

Thường nguyên nhân phát sinh trùng mỏ neo ở bể cá Koi là do chất lượng nước không đảm bảo. Bạn có thể nghiên cứu và thiết lập hệ thống lọc nước hồ cá koi ngoài trời chuẩn kỹ thuật để đảm bảo chất lượng nước an toàn cho cá Koi

Bệnh rận ở cá koi

Rận cá ký sinh trên da, vây, thân và xoang miệng cá Koi khiến cá tổn thương da, trầy xước, lở loét và tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm phát triển gây bệnh. Rận cá Koi khiến cá ngứa ngáy, bỏ ăn, bơi nhảy lung tung, stress…

Phương án xử lý trong trường hợp này là bạn tiến hành dùng nhíp gắp bỏ rận và dùng các dung dịch sát khuẩn bôi lên phần vết thương của cá. Kiên trì thực hiện từ 5-7 ngày sẽ có được hiệu quả

Bệnh đốm trắng ở cá koi

Nguyên nhân gây ra bệnh đốm trắng ở cá Koi chủ yếu do chất lượng nước không đảm bảo. Biểu hiện là các đốm trắng xuất hiện trên thân cá Koi và nhanh chóng lan ra diện rộng

Biện pháp xử lý tốt nhất là bạn cách ly các con cá bệnh ra khỏi đàn. Tăng nhiệt độ nước lên 27 độ C đồng thời bổ sung nồng độ muối từ 0.5%/1 ngày.

Tiếp đến bạn nhỏ từ 3-5 giọt methylen với 20 lít nước trong mỗi lần thay nước bể cá Koi. Hiệu quả sẽ thấy rõ trong khoảng 2 tuần xử lý bệnh đốm trắng ở cá Koi

Bệnh đốm đỏ ở cá koi

Với biểu hiện là toàn thân cá xuất hiện các chấm huyết màu đỏ, vẩy cá rụng thành mảng, cá bơi lờ đờ, bỏ ăn… Khi cá bệnh nặng gốc vây, tia vây trở nên rách nát và cụt dần, vùng da cá viêm loét, sưng tấy nhiều mủ, mang cá tái nhợt, mắt sưng lồi.

Bệnh đốm ở cá xuất hiện do vi khuẩn hình que mang tên Aeromonass Hydrophylla hoặc Pseudomans thường xuất hiện khi chất lượng nước không tốt vào các thời điểm giao mùa

Phương pháp xử lý với bệnh đốm đỏ ở cá Koi đó là thay nước, bón vôi bột hòa với nước theo tỷ lệ 2kg vôi bội với 100m3 nước trong vòng 2 tuần để loại bỏ vi khuẩn. Hoặc phương pháp đánh muối kết hợp tetraxillin theo tỷ lệ 1 vỉ tetraxilin với 1kg muối/ 1 khối nước trong vòng 3 ngày liên tiếp.

Bệnh thối vây ở cá koi

Đây là một trong những bệnh thường gặp ở cá koi nhưng không khá phổ biến với biểu hiện của bệnh là phần vây, đuôi cá Koi bong tróc, thối rữa, cơ thịt hoại tử.

Được biết nguyên nhân chính gây bệnh thối vây ở cá Koi là do vi khuẩn Myxobacteria và nấm mốc gây nên mà nguyên nhân chủ yếu do chất thải của cá, mật độ nuôi cá quá dày, hệ thống lọc nước không đảm bảo

Để xử lý bệnh thối vây ở cá Koi người ta áp dụng 2 phương pháp như sau:

– Sử dụng dung dịch xanh Malachite 1% bôi lên phần tổn thương của đuôi cá mỗi ngày 1 lần trong khoảng 4-5 ngày vấn đề sẽ được cải thiện rõ rệt

– Dùng thuốc Oxytetracycline với tỷ lệ 5-8 viên/100 lít nước và cho cá tắm khoảng 30 phút mỗi ngày để khử trùng.

Bệnh sán ở cá Koi

Sán xuất hiện ở phần da và mang cá Koi với biểu hiện cá bị bệnh là cá bơi lạng lách, cảm giác thân thể ngứa ngáy thường cựa thân vào đáy hoặc thành bể, chúng hay nhảy khỏi mặt nước. Sán ký sinh mang cá, hút máu gây thủng mang cá, nếu không điều trị cá sẽ bị chết

Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng bệnh sán ở cá Koi là chất lượng nước kém, hàm lượng oxy trong nước thấp

Để điều trị bệnh sán ở cá Koi người ta sử dụng thuốc chuyên dụng nuôi cá Koi đó là Praziwantel với cách làm ngâm thuốc trong nước ở liều lượng 2g thuốc/ 1 m3 nước và đánh 2 liều cách nhau 2 ngày. Trước khi đánh tiến hành thay nước trong hồ với tỷ lệ không vượt quá 20%.

Bệnh viêm loét ở cá koi

Thường xảy ra khi cơ thể có những vết thương hở do va chạm, sau đó chúng bị nhiễm khuẩn và nhiễm trùng tiếp đến vết thương trở nên lở loét nếu không được điều trị kịp thời.

Để điều trị bệnh viêm loét cho cá Koi bạn tiến hành tách cá khỏi đàn, gây mê cho cá sau đó lấy tăm bông tẩm thuốc tím đậm thoa lên vết loét để sát trùng cho cá.

Bệnh xù vảy ở cá koi

Đây cũng là một trong các bệnh thường gặp ở cá Koi với biểu hiện cá bệnh bụng sưng phồng, vảy cá xù xì, màu sắc cá tái nhợt

Bệnh xù vảy ở cá Koi thường do các nguyên nhân:

– Cá suy giảm hệ miễn dịch do đó vi khuẩn tấn công gây chảy máu bên trong

– Ký sinh trùng tấn công hoặc cá có khối u đang phát triển

– Môi trường nước ô nhiễm, cá thiếu dưỡng chất

– Cá Koi bị căng thẳng, stress, thận bị ký sinh trùng tấn công nên không còn chức năng đào thải

Bệnh xù vảy ở cá Koi được điều trị theo 2 phương pháp sau:

– Tắm muối hột với liều lượng 5-6kg/1m3 trong khoảng 4 ngày liên tục mỗi lần tắm 5 phút

– Sử dụng thuốc Praziquantel với nước trộn theo tỷ lệ 10g/1.5kg thức ăn cho cá ăn khoảng 3-5 ngày bạn sẽ thấy hiệu quả

Tổng kết:

Tổng hợp các bệnh thường gặp ở cá Koi cũng như phương pháp điều trị đã được chúng tôi chia sẻ bên trên. Hy vọng những thông tin trên là hữu ích giúp bạn trong công cuộc chăm sóc đàn cá Koi khỏe mạnh.

Tags :
Copyright 2022 © Bể Cá Dấu Keo