Cá bị nhiễm khuẩn là vấn đề đáng lo ngại của bất kể người nuôi cá, trại cá hay đơn vị kinh doanh cá cảnh nào. Tình trạng nhiễm khuẩn trên cá nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời có thể để lại các hậu quả nghiêm trọng với đàn cá. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ đến bạn các vấn đề liên quan đến nguyên nhân, biểu hiện bệnh nhiễm khuẩn trên cá và hướng xử lý hiệu quả.
Nguyên nhân từ đâu cá bị nhiễm khuẩn
Nhiễm khuẩn được biết là bệnh lý xảy ra trên cá với chủng vi khuẩn Bacteria với các giống chính như: Aeromonas và Pseudomonas, Vibrio, Edwardsiella, Streptococcus.

Với các chủng vi khuẩn trên chúng tấn công, xâm nhập ở cả bể cá nước mặn và nước ngọt mà nguyên nhân chủ yếu từ các vấn đề sau:
– Chất lượng nước ở mức kém, nước ô nhiễm, nồng độ NH3 cao, sự thay đổi PH đột ngột, nồng độ oxy trong nước thấp
– Cá bị thiếu hụt chất dinh dưỡng, cá bị căng thẳng
– Trước đó cá bị nhiễm bệnh ký sinh trùng nhưng không được điều trị triệt để
– Cá bị suy giảm hệ miễn dịch
Biểu hiện bệnh nhiễm khuẩn trên cá
Cá bị nhiễm khuẩn xảy ra ở mọi loài, mọi giống cá với các biểu hiện như sau:
– Tình trạng da bị xây xát, hoại tử, xuất hiện các đốm đỏ thường thấy ở phần gốc vây, mắt, hậu môn.
– Vây đuôi bị phá hủy, cụt dần và mất vây đuôi
– Bụng phình to, các cơ quan nội tạng xuất huyết, viêm
– Cá bỏ ăn, bơi lờ đờ thả trôi trên mặt nước
– Da cá chuyển màu, mất nhớt, khô ráp, tại các vị trí lở loét dễ bị vi trùng tấn công
– Mắt cá lồi, sưng to
– Nhiễm khuẩn ở cá nếu không được phát hiện kịp thời có thể dẫn tới việc cá chết hàng loạt
Điều trị bệnh nhiễm khuẩn trên cá
Cách chữa bệnh nhiễm khuẩn trên cá sẽ chỉ có hiệu quả khi bạn xử lý kịp thời, và dùng đúng phương pháp.
Dưới đây là những phương pháp điều trị bệnh nhiễm khuẩn ở cá hay hồ cá bị nhiễm khuẩn được tổng hợp từ kinh nghiệm chăm sóc và nuôi dưỡng cá bể của các chuyên gia nuôi cá lâu năm:
– Khi phát hiện cá bị nhiễm khuẩn bạn cần nhanh chóng cách ly để tách những chú cá đang bị lở loét riêng sang bể khác nhằm tránh sự lây lan.
Lưu ý: Tùy vào số lượng cá đang bị nhiễm khuẩn mà bạn cần lựa chọn kích thước bể khác nhau sao cho phù hợp để cách ly cá, tránh tình trạng bể cách ly quá bé sẽ khiến cá stress và bệnh sẽ trở nên trầm trọng hơn. Bạn có thể lựa chọn bằng cách xem dung dích của bể cá trước khi mua để quyết định
– Số lượng cá nhiễm khuẩn ít bạn sẽ tiến hành điều trị từng cá thể bằng việc cạo sạch phần loét sau đó dùng thuốc tím hoặc povidine để sát trùng, thực hiện đều đặn mỗi ngày cho đến khi cá liền vết thương
– Với số lượng cá nhiễm khuẩn nhiều việc vệ sinh, bôi thuốc từng cá thể sẽ mất nhiều thời gian bởi vậy cách tiến hành là bạn dùng muối hột hoặc thuốc tím ngâm sát trùng hoặc tắm cho cá khoảng 30 phút mỗi ngày trong thời gian từ 4-5 ngày
– Trong các trường hợp cá bệnh nặng việc tắm cho cá không còn tác dụng thì bắt buộc cần đến kháng sinh đặc trị đó là Melafix. Cách đánh thuốc như sau bạn dùng 5ml thuốc cho 190l nước và đánh mỗi ngày trong khoảng 7 ngày liên tục. Trước mỗi lần đánh thuốc bạn tiến hành thay 30% lượng nước trong bể.
Trên đây là phương pháp điều trị cá bị nhiễm khuẩn. Tuy vậy hiệu quả trong công tác điều trị bệnh nhiễm khuẩn ở cá được đánh giá cao khi phòng bệnh hơn chữa trị bệnh. Do vậy bất kể là bạn nuôi cá cảnh trong các bể mini, bể cá trong nhà, bể cá ngoài trời hay tại các trại cá thì việc nắm vững phương pháp phòng trừ nhiễm khuẩn cho cá là rất quan trọng.
Các biện pháp phòng ngừa bệnh nhiễm khuẩn ở cá
Cách phòng ngừa tốt nhất với bệnh nhiễm khuẩn ở cá là bạn cần giữ cho môi trường sinh sống của cá luôn sạch sẽ, nguồn nước đảm bảo an toàn, cung cấp đầy đủ oxy, các chất dinh dưỡng cho cá. Một số biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn hiệu quả như:
– Thay nước định kỳ, vệ sinh bể, hệ thống lọc, các vật liệu lọc định kỳ để ngăn chặn mầm bệnh tiềm ẩn trong bể.
Lưu ý: Trong quá trình thay nước sẽ rất dễ làm cá bị sốc nước và chết vì vậy các bạn cần lưu ý các cách thay nước cho cá không chết
– Thiết lập hệ thống lọc chuẩn chất lượng đảm bảo loại bỏ toàn bộ các chất cặn bã, dư thừa, các chất hữu cơ gây hại cho cá có trong nước
– Sử dụng máy đo nồng độ các chất NH3, Nitrit, PH để kịp thời xử lý khi có sự bất thường ở nguồn nước
– Thời điểm giao mùa bạn nên khử trùng toàn bộ hệ thống lọc cũng như bể cá ít nhất 1-2 tháng/1 lần
– Châm vi sinh vào bể để bổ sung lượng vi sinh cần thiết.
Lưu ý: Vi sinh là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng giúp cho nước trong bể luôn ổn định vì vậy ngoài việc châm vi sinh khi thay nước thì bạn cần tạo vi sinh cho hồ cá một cách tự động
– Chọn địa chỉ tin cậy để đặt mua cá giống
– Cách ly và theo dõi cá mua tại bể cách ly để đảm bảo loại bỏ mầm bệnh tiềm ẩn từ môi trường bên ngoài
– Nuôi cá ở mật độ hợp lý tránh làm cho cá stress, lựa chọn các loại cá bạn cần tìm hiểu kỹ tập tính, đặc điểm từng loài tránh việc nuôi chung các loài có tính cách đối lập chúng sẽ tấn công lẫn nhau gây ra các vết chấn thương trên cơ thể tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi.
– Cho cá ăn khoa học, hợp lý với nguồn thức ăn đa dạng nhằm tăng sức đề kháng cho cá
Tổng kết:
Cá bị nhiễm khuẩn vấn đề không còn trở nên đáng lo lắng nếu bạn biết cách phòng ngừa và chăm sóc bể cảnh khoa học, chuẩn kỹ thuật.