Bệnh nấm Fungus ở cá: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Bệnh nấm fungus là loại bệnh thường gặp ở cá cảnh, các con virus ấy sẽ tấn công khiến cơ thể của cá rất khó chịu, nếu để lâu và không được điều trị đúng cách sẽ khiến cá bị tử vong. Hãy cùng theo chân Bể Cá Dấu Keo tìm hiểu tất tần tật về loại bệnh này nhé!

Bệnh nấm Fungus ở cá cảnh là gì?

Nếu môi trường sinh sống không tốt sẽ dẫn đến sức khỏe của cá cảnh suy giảm, khi đó các tế bào nấm, vi khuẩn hay các vi sinh vật có hại sẽ bắt đầu tấn công. Ta có thể dễ dàng phát hiện bằng mắt thường qua lớp da cá sẽ trở nên sần sùi, bong tróc, xuất hiện các búi trắng hoặc xám như cục bông gòn.

Xem thêm về cách làm trong nước bể cá giúp cá không bị nấm

Nguyên nhân cá bị nhiễm bệnh nấm Fungus

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cá bị nấm Fungus tấn công những chú cá của bạn. Phần lớn nó phụ thuộc vào môi trường sống, chế độ ăn uống và sinh hoạt của cá. Sau đây là những nguyên nhân chính:

– Chất lượng nguồn nước bị xuống cấp là nguyên nhân quan trọng dẫn đến cá cảnh bị nhiễm bệnh nấm. Hãy thường xuyên vệ sinh bể và nước đúng cách để không dẫn đến việc chất lượng môi trường sống của cá suy giảm.

– Cá sẽ bị căng thẳng nếu chất lượng nước giảm

– Có thể cá sẽ bị nhiễm trùng bởi chấn thương trong lúc đấu đá với những con khác hoặc va quẹt vào đá và vật trang trí trong hồ

– Hệ miễn dịch suy giảm do nồng độ amoniac ở trong nước tăng cao

– Một nguyên nhân gây ra bệnh nấm fungus ở cá khó tránh khỏi đó là lây nhiễm từ các chú cá mới cho vào hồ. Vi khuẩn sẽ mang đến những mầm bệnh cho môi trường nước và lây lan qua nhiều cá thể khác.

Dấu hiệu nhận biết cá nhiễm nấm Fungus

Các dấu hiệu để người nuôi nhận biết cá bị bệnh nấm fungus rất đơn giản, chỉ cần dành chút thời gian chú ý quan ngoại hình và các hoạt động của cá sẽ nhanh chóng nhận ra bệnh để kịp thời điều trị. Khi bị nhiễm nấm, cá sẽ có những biểu hiện như sau:

Dấu hiệu cá bị nấm fungus
Dấu hiệu cá bị nấm fungus

– Đầu tiên các bạn có thể thấy các mảng đốm trắng xuất hiện trên đầu và thân gần giống với bệnh đóm trắng ở cá

– Phía ngoài vảy hoặc các bộ phận bất kỳ xuất hiện những mảng lông tơ( được gọi là nấm bông) dày đặc.

– Cá hay có biểu hiện ngứa, cọ xát với thành bể hoặc các vật thể trong hồ

– Cá có biểu hiện chán ăn, lờ đờ, không hoạt động nhiều

– Vây bị túm, mất màu dần

Cách chữa bệnh nấm fungus cho cá cảnh

Hãy tiến hành thay 70-80% nước để loại bỏ đi bớt những tác nhân gây bệnh. Mỗi ngày nên thay một lần để triệt tiêu mầm bệnh

Nếu có máy sưởi, hãy tăng nhiệt độ của nước lên 30 – 32oC, nhằm hạn chế điều kiện phát triển của vi khuẩn, mầm bệnh gây nấm ở cá.

Sử dụng loại thuốc đặc trị như Methylen Xanh,Malachite green, Formalin,.. cho vào hồ từ 3 đến 5 giọt cho mỗi 20L nước hoặc tùy vào hướng dẫn của từng loại thuốc.

Nếu bể cá quá lớn thì bạn nên bắt cá bệnh tách riêng ra bể hoặc chậu riêng thể tích phù hợp từ 20L đến 40L phụ thuộc vào kích cỡ của cá. Nhớ phải sử dụng máy sủi oxy và sưởi ấm, đồng thời thay nước đều đặn để ngăn ngừa khả năng xâm nhập của các virus khiến bệnh lây lan liên tục.

Chăm sóc sau điều trị và phòng ngừa bệnh nấm Fungus

Bệnh nấm fungus sẽ không bao giờ dứt điểm được hẳn, nó luôn rình rập, tấn công các chú cá bất cứ lúc nào. Vì vậy người nuôi không được chủ quan sau khi cá được trị khỏi bệnh. Cần thực hiện những biện pháp phòng ngừa và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý như sau:

Bệnh nấm Fungus ở cá: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị
Bệnh nấm Fungus ở cá: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Biện pháp phòng ngừa

Khi cá đã hết bệnh, nên sử dụng các loại men tạo vi sinh vật có lợi cho nước để ngăn ngừa bệnh nấm ở cá tái phát lại.

Thường xuyên vệ sinh, giữ hồ cá sạch sẽ là cách phòng ngừa bệnh Nấm tốt nhất cho cá

Không được để thức ăn dư thừa trong hồ, nó sẽ là bàn đạp cho các vi khuẩn hại có cơ hội sinh sôi nảy nở.

Tích cực kiểm tra nhiệt độ, chất lượng nước, duy trì lượng Amoniac, Nitrat và Nitrit không vượt quá mức quy định.

Có thể thêm vào hồ một số loại cây thuỷ sinh nhằm cung cấp nhiều Oxy giúp môi trường sống của cá cảnh được trong lành hơn.

Về chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng đóng góp cho quá trình phục hồi và nâng cao sức khoẻ của cá sau khi mắc nấm Fungus. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý là chế độ ăn giàu Protein. Protein sẽ giúp tăng sức đề kháng cho cá, làm cho màu sắc của chúng trở nên nổi bật và tươi tắn hơn rất nhiều.

Kết luận

Bệnh nấm fungus ở cá cảnh là một loại bệnh rất phổ biến, tuy nhiên đừng quá lo lắng bệnh sẽ trở nên đơn giản khi chúng ta sớm phát hiện và biết cách điều trị. Chúc các bạn bảo vệ sức khỏe cho những chú cá của mình thành công!

Tags :
Copyright 2022 © Bể Cá Dấu Keo