Bệnh nấm đen ở cá: Nguyên nhân, biểu hiện khi cá bị bệnh là gì? Cách phòng và điều trị bệnh hiệu quả nhất là gì? Xem ngay thông tin dưới đây.
Bệnh nấm đen ở cá là một trong các bệnh mà các loài cá cảnh xảy ra khá phổ biến. Nếu không nắm được biểu hiện bệnh nấm đen ở cá ra sao thì sẽ rất dễ dẫn tới việc phát hiện muộn không điều trị kịp thời hoặc phát hiện sai bệnh khiến việc điều trị không hiệu quả.
![Bệnh nấm đen ở cá: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị hiệu quả](https://becadaukeo.com/wp-content/uploads/2023/07/benh-nam-den-o-ca-nguyen-nhan-trieu-chung-va-dieu-tri-hieu-qua.jpg)
Nguyên nhân cá bị bệnh nấm đen
Cá là một trong các loài vật cảnh có vẻ đẹp độc đáo và ấn tượng. Ngoài giá trị thẩm mỹ thì nhiều người lựa chọn nuôi cá bởi ý nghĩa phong thủy từ việc thu hút tài lộc, vượng khí lẫn việc hóa giải các điềm kém may mắn.
Môi trường bể nuôi luôn tồn tại các yếu tố như thức ăn dư thừa, phân cá, cặn bẩn… mọi thứ nếu không được xử lý tốt rất dễ phát sinh mầm bệnh gây hại cho cá
Với bệnh nấm đen hình thành và sản sinh trên cá chủ yếu do các nguyên nhân sau đây:
– Chất lượng nước ở mức kém, lượng thức ăn dư thừa, chất thải của cá nhiều không được xử lý dẫn tới sản sinh các chất gây hại như NH3, nitrat
– Sự thay đổi đột ngột của môi trường, nhiệt độ nước trong bể
– Thức ăn cho cá không đảm bảo khiến cá thiếu hụt chất dinh dưỡng, sức đề kháng suy giảm
– Quá trình vận chuyển hay vệ sinh bể không cẩn thận làm cá xây sát, mất nhớt dẫn tới những tổn thương ở lớp màng bảo vệ từ đó hình thành nấm
Biểu hiện của cá bị bệnh nấm đen
Bệnh nấm ở cá có nhiều loại như: nấm đen, nấm trắng, hay nấm thủy mi… Ở mỗi một dạng bệnh sẽ có những biểu hiện khác nhau. Việc nắm được triệu chứng bệnh nấm đen sẽ giúp người nuôi cá đưa ra phương pháp xử lý kịp thời, chính xác và đem lại hiệu quả cao trong điều trị.
Bệnh nấm đen ở cá với các biểu hiện sau:
– Ở phần vảy, mắt và vây của cá chuyển màu đen hoặc xám ngoài ra tại khu vực nhiễm bệnh có thể phát triển thành một lớp màng đen bao bọc trên lớp da cá
– Thân cá trở nên lão hóa sớm, mất nhớt, mất độ bóng
– Cá ăn kém, thậm chí bỏ ăn. Cá ít vận động thường nằm một chỗ dưới đáy bể nhưng khi có tiếng động mạnh cá giật mình và bơi vọt nhanh
– Cơ thể cá ngứa ngáy, cá thường tìm vật thể trong bể đệ cọ sát nhằm giảm bớt ngứa ngáy.
Cách điều trị bệnh nấm đen ở cá
Để xử lý bệnh nấm đen ở cá rồng hay bất kỳ loài cá cảnh nào khác thì để đạt được hiệu quả bạn nên áp dụng cách thức như sau:
![Cá rồng bị nấm đen](https://becadaukeo.com/wp-content/uploads/2023/07/ca-rong-bi-nam-den.jpg)
– Ngay khi phát hiện triệu chứng nấm đen bạn tiến hành thay 30% lượng nước trong bể
– Sử dụng muối hạt theo tỷ lệ 200gr/100 lít nước nếu bể cá trước đó chưa bỏ muối
– Tăng nhiệt độ bên trong bể lên từ từ đạt mức 32 độ C
– Dùng thuốc trị nấm đen cá rồng Aqua Trime liều lượng áp dụng 5gr/100 lít nước.
– Sau 24h bạn tiến hành thay thế 20% lượng nước bể và đánh thuốc lại lần 2, liều lượng như ban đầu
– Sau 7 ngày bạn tiếp tục thay 30% lượng nước trong bể đồng thời bổ sung muối hạt với hàm lượng như ban đầu
Bạn có thể tham khảo thêm: Bệnh nấm trắng ở cá
Các lưu ý trong quá trình điều trị nấm đen ở cá:
– Suốt quá trình xử lý nấm đen ở cá bạn cần ngưng cho cá ăn để nhằm tránh các phát sinh bệnh đồng thời hạn chế lượng chất thải ra bể
– Tăng nhiệt độ bể đồng nghĩa với việc bạn cần bổ sung hàm lượng oxy trong bể
– Nếu bể đang sử dụng hệ thống lọc tràn bạn tạm ngưng chạy loc một thời gian để bảo vệ hệ vi sinh nếu không bạn cần châm vi sinh ngay khi kết thúc quá trình điều trị
– Hạn chế bật đèn suốt quá trình bạn đang điều trị nấm đen cho cá nhằm ngăn chặn tình trạng nấm lây lan, phát tán
Cách phòng ngừa bệnh nấm đen ở cá
Khi cá bị nhiễm bệnh nấm đen thì có nguy cơ lây lan và phát triển rất nhanh chóng do vậy áp dụng biện pháp phòng ngừa chính là cách bạn giữ cho các chú cá luôn khỏe mạnh.
Để phòng ngừa bệnh nấm đen xảy ra ở cá cảnh thì bạn cần thường xuyên làm các việc như sau:
– Vệ sinh, thay nước bể định kỳ
– Xây dựng hệ thống lọc tràn trên, tràn dưới hay hệ thống lọc vách chuẩn kỹ thuật, chất lượng
– Đối với cá rồng: Đây là loài cá ăn khá khỏe, và ăn tạp do vậy lượng chất thải của chúng khá lớn do vậy bạn nên sử dụng các dòng bể cá công nghệ mới và thường xuyên tiến hành vệ sinh, hút cặn, hút đáy bể lọc nhằm loại bỏ các chất thải phía dưới bể lọc.
– Cho cá ăn khoa học, đảm bảo chất dinh dưỡng giúp cá khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng
– Quá trình vệ sinh, vận chuyển cá cần cẩn trọng để tránh các xây xước không mong muốn hình thành trên cơ thể cá từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm xâm nhập
Tổng kết:
Bạn nên lưu ý kỹ các biểu hiện của bệnh nấm đen từ đó bạn sẽ có phương pháp xử lý bệnh nhanh chóng và hiệu quả. Hy vọng rằng những chia sẻ từ bài viết giúp bạn chăm sóc và duy trì bể cá đẹp, cá khỏe mạnh tăng trưởng tốt.