Bệnh ngủ ở cá: Dấu hiệu nhận biết và cách trị hiệu quả

Bệnh ngủ ở cá là một căn bệnh rất nguy hiểm nếu bạn không biết cách điều trị, xử lý có thể gây ra các hậu quả đáng tiếc cho đàn cá. Xem ngay!

Gần đây nuôi cá trở thành xu thế ở nhiều gia đình, cá có vẻ đẹp ấn tượng và mang lại giá trị phong thủy cho gia chủ sở hữu. Tuy nhiên các bệnh của cá khiến người nuôi rất lo lắng và băn khoăn. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh ngủ ở cá – một trong những bệnh tiêu biểu thường gặp ở loài cá có nguồn gốc từ xứ xở hoa anh đào.

Bệnh ngủ ở cá: Dấu hiệu nhận biết và cách trị hiệu quả
Bệnh ngủ ở cá: Dấu hiệu nhận biết và cách trị hiệu quả

Nguyên nhân gây bệnh ngủ ở cá

Bệnh ngủ ở cá còn được biết đến với tên gọi bệnh virus phù cá. Bệnh xảy ra ở cá rất nguy hiểm và nghiêm trọng nếu bạn không phát hiện và điều trị kịp thời.

Giống như các bệnh của cá, bệnh ngủ ở cá Koi và các loài cá khác do nhiều nguyên nhân từ chủ quan tới khách quan khiến người nuôi cá rất lo lắng bởi tốc độ lây lan của bệnh rất nhanh chóng và có đến 80% cá Koi mắc chứng bệnh ngủ không thể điều trị.

Với cá 1 tuổi hoặc lớn hơn nhất là loài cá Koi thì đây là giai đoạn rất dễ mắc bệnh ngủ dưới tác động của nguồn nước kém chất lượng, hệ miễn dịch của các suy giảm và cá rất dễ bị vi khuẩn tấn công và xâm nhập.

Tác nhân chính làm cá bị bệnh ngủ là do vi khuẩn Flavobacterium hoặc virus CEV tấn công. Đây là những loại vi khuẩn, virus ký sinh gây tổn thương đặc biệt ở phần mang và da cá khiến cho cá không thể hô hấp và tử vong nhanh chóng.

Xuất phát từ các nguyên nhân chủ yếu sau khiến cá mắc chứng bệnh ngủ:

– Nguồn nước hồ cá ô nhiễm, nồng độ các chất thải, thức ăn dư thừa, cặn bã ở mức cao

– sự thay đổi đột ngột của môi trường sống khiến cá chưa kịp thích nghi

– Hệ miễn dịch của cơ thể cá suy giảm

– Do sự lây lan mầm bệnh từ các cá thể khác mới đưa vào bể nuôi

Biểu hiện bệnh ngủ của cá

Bệnh ngủ ở cá rất dễ quan sát và bạn có thể phát hiện ngay thông qua các biểu hiện bên ngoài như:

– Cá uể oải, ít vận động, cá nằm nghiêng ngoặc ngửa, lờ đờ thả trôi tự do như đang ngủ. Một số con cá thân thể nặng khi mang bệnh còn chìm xuống đáy hồ hoặc đầu chìm xuống đuôi nổi lên.

– Mắt cá trũng, phần mang sưng, sắc tố da thay đổi

– Phần mang cá xuất hiện lớp nhầy màu trắng sau đó lan dần ra khắp toàn bộ cơ thể

Bệnh ngủ ảnh hưởng trực tiếp đến mang cá do đó khả năng hô hấp của cá sẽ bị suy giảm nghiêm trọng. Chính bởi vậy khi phát hiện bệnh ngủ xảy ra ở cá bạn cần điều trị ngay tức khắc nhằm ngăn chặn sự lây lan sang các cá thể khác hoặc khiến cho cá bị chết.

Điều trị bệnh ngủ cho cá

Một vài phương pháp điều trị bệnh ngủ ở cá được các chuyên gia nuôi cá lâu năm chia sẻ như sau:

Cách điều trị bệnh ngủ ở cá
Cách điều trị bệnh ngủ ở cá

– Tăng nhiệt độ của bể cảnh lên từ từ đạt mức từ 27-28 độ. Với phương pháp này nhằm ngăn chặn sự lây lan và phát triển của virus CEV- loại virus chủ yếu gây bệnh ngủ cho cá.

– Thay nước bể cảnh đồng thời làm sạch bể bằng các phương pháp khác nhau. Một lưu ý quan trọng không nên sử dụng chất tẩy rửa để làm sạch bể cá Koi bởi phương án đó có thể gây hại cho cá.

LƯU Ý: Nếu bạn thay nước không đúng kỹ thuật sẽ đẫn đến cá chết hoặc bể vẫn không sạch hơn. Vì vậy, bạn hãy xem ngay Cách thay nước cho cá không chết mà chúng tôi đã chia sẻ để giúp cá luôn khỏe mạnh khi thay nước và làm sạch bể.

– Hãy sử dụng hệ thống lọc chuẩn kỹ thuật và chất lượng với công suất phù hợp nhằm loại bỏ hoàn toàn các chất cặn bẩn, chất độc hại trong môi trường nước bể.

LƯU Ý: Nếu bạn đang chơi bể koi ngoài trời thì bạn nên so sánh ngay hệ thống lọc của bể nhà bạn đã chuẩn với Chi tiết hệ thống lọc nước hồ cá koi ngoài trời chuẩn kỹ thuật mà chúng tôi đã chia sẻ hay không.

– Đề phòng chứng bội nhiễm ở cá koi khi sức đề kháng của cá suy giảm dẫn đến hệ quả bệnh ngủ và các bệnh lở loét, bệnh do ký sinh trùng khác tấn công. Bạn sử dụng thuốc kháng sinh KanaPlex trộn vào thức ăn cho ăn 1 lần/ngày.

– Sử dụng muối ăn để tắm cho cá với nồng độ 0.5- 2.9%, thời gian tắm từ 3-4 phút trong vòng 4 ngày liên tiếp bạn sẽ thấy hiệu quả dần được cải thiện.

Một lưu ý cực kỳ quan trọng khi điều trị chứng ngủ ở cá nhất là bệnh ngủ ở cá Koi là bạn cần bổ sung thêm oxy cho cá. Bởi vi khuẩn gây bệnh tấn công trực tiếp vào mang khiến cá suy giảm hô hấp. Cung cấp oxy chính là phương pháp hỗ trợ cá hô hấp giúp cá mau chóng hồi phục bệnh.

Phòng tránh bệnh ngủ ở cá

Bệnh ngủ của cá cũng giống như tất cả các bệnh khác đó là việc phòng tránh sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc chăm sóc và duy trì bể cảnh. Bất kể một bệnh lý nào khi xảy ra việc điều trị sẽ rất khó khăn, tốn nhiều công sức và thời gian, đôi khi hiệu quả lại không như mong đợi.

Phòng tránh bệnh ngủ ở cá thông qua các biện pháp như:

– Duy trì, bảo dưỡng bể đình kỳ bằng việc vệ sinh bể, vệ sinh các thiết bị máy móc phụ trợ cho việc nuôi cá

– Thường xuyên kiểm tra chất lượng nước qua các yếu tố như nhiệt độ, nồng độ PH trong nước, hàm lượng các chất gây hại như NH3, nitrat, nitrit.

LƯU Ý: Để nồng độ PH khi kiểm tra chuẩn nhất bạn hãy làm theo các phương pháo Các cách đo PH chính xác và đơn giản

– Nuôi cá với mật độ vừa phải để đảm bảo không gian bơi lội, tránh việc cá bị stress, bị chấn thương do diện tích bể hạn hẹp.

– Cho cá ăn khoa học với lượng thức ăn vừa phải nhưng đảm bảo chất dinh dưỡng. Bổ sung vitamin, khoáng chất vào thức ăn cho cá để tăng sức đề kháng, cải thiện hệ thống miễn dịch ở cá

Kết luận:

Bệnh ngủ ở cá không còn là nỗi lo của người nuôi cá cảnh khi bạn biết cách phòng ngừa và điều trị. Hy vọng rằng các kinh nghiệm trên giúp bạn duy trì tốt bể cá koi chất lượng, ấn tượng.

Đánh giá: 4.75 / 5 (5 lượt đánh giá)
Tags :
Facebook 8 giờ - 17 giờ
Zalo 8 giờ - 17 giờ
Gọi ngay
0848582959 8 giờ - 17 giờ
Home
Copyright 2022 © Bể Cá Dấu Keo