Hướng dẫn cách làm bể cá bằng hộp nhựa, chai nhựa

Cách làm bể cá bằng hộp nhựa, chai nhựa là một trong những vấn đề được rất nhiều bạn nhắn tin hỏi chúng tôi. Vì vậy, ở bài viết này chúng tôi sẽ giúp các bạn biết rõ về ưu điểm, nhược điểm và hướng dẫn các bạn cách để làm bể cá thuỷ sinh bằng nhựa

Ưu điểm khi làm bể cá bằng chai nhựa, hộp nhựa

so với việc nuôi cá thuỷ sinh bằng bể kính hay bằng thùng xốp thì nuôi cá bằng hộp nhựa, chai nhựa hay thùng nhựa vẫn có những ưu điểm hơn như:

– Chi phí rẻ: Đây là loại bể có chi phí rẻ nhất, tuỳ vào từng kích thước mà sẽ có giá thành khác nhau.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các hộp nhựa hay chai nhựa đã qua sử dụng ngay trong gia đình bạn để có thể tái chế chúng thành những chiếc bể cá thuỷ sinh làm bằng chai nhựa đẹp

– Trọng lượng nhẹ: Đối với tất cả các loại vật liệu được sử dụng làm bể cá như: bể cá bằng kính, bể cá bằng gạch,.. thì đây là một dòng vật liệu nhẹ nhất và an toàn nhất.

– Dễ vệ sinh: Nhựa là loại vật liệu có bề mặt trơn bóng vì vậy mà bạn dễ dàng vệ sinh mà không cần mất quá nhiều công sức.

– Tuổi thọ cao: Độ bền của nhựa cũng rất cao, kể cả các bạn sử dụng bể ở ngoài trời thì nó cũng k ảnh hưởng quá nhiều đến tuổi thọ của chúng.

– Đa dạng về kích thước: Tuỳ thuộc vào nhu cầu mà bạn có thể dễ dàng chọn lựa cho mình những loại có kích thước, hình dạng khác nhau.

Bạn có thể chọn lựa những loại có dung tích ít như chai nhựa, hộp nhựa. Hay thậm trí bạn có thể lựa chọn những loại có dung tích lớn như thùng nhựa để có thể thoả mãn đam mê của mình.

Hướng dẫn cách làm bể cá bằng hộp nhựa, chai nhựa
Hướng dẫn cách làm bể cá bằng hộp nhựa, chai nhựa

Ngoài những ưu điểm rất dễ nhận biết ở trên thì khi chế hồ cá chế hồ cá từ chai nhựa thì các bạn vẫn sẽ gặp phải những nhược điểm của nó.

Nhược điểm khi làm bể cá bằng chai, hộp nhựa

Dễ bị rêu bám: Nếu bạn không có thời gian để thường xuyên vệ sinh bể thì rêu sẽ bám rất nhanh, và nếu bạn để quá lâu thì việc vệ sinh hết rêu là điều không thể đối với bể cá bằng nhựa.

Khó setup: Tuy bể cá cảnh làm bằng nhựa có nhiều dòng dung tích, hình thù và kích thước khác nhau nhưng để setup bể cá đẹp bằng nhựa là một điều khá khó

Giảm khả năng ngắm cá: Không như các dòng bể khác, hồ cá bằng nhựa thì khả năng ngắm cá cũng như cảnh trong bể sẽ bị hạn chế rất nhiều.

Vật liệu cần chuẩn bị khi làm bể cá bằng chai nhựa, hộp nhựa

Để toàn bộ quá trình thiết kế nên một bể cá bằng chai nhựa, hộp nhựa đẹp và không bị dán đoạn thì bạn không nên quên chuẩn bị cho mình những loại vật dụng, vật liệu sau:

Chai nhựa, hộp nhựa: Bạn nên chọn lựa các loại chai hộp có dung tích và kiểu dáng phù hợp với vị trí để cũng như kiểu dáng thiết kế của bạn

Bút đánh dấu: Để bạn có thể đánh dấu các phần cần cắt bỏ hoặc các phần cần giữ lại.

Dao, kéo: Để bạn có thể dễ dàng cắt chai, hộp trong khi tạo kiểu dáng cho bể

Dụng cụ vệ sinh: Giúp bạn có thể làm sạch bể trước khi setup để tránh làm hại đến cá và các loại cây thuỷ sinh trong bể sau này

Đồ trang trí: Giúp bạn setup các bể cá theo sở thích cá nhân của mình

Sỏi, đá, cát, phân nền và các loại cây thuỷ sinh

Cách làm bể cá nuôi cá bằng chai nhựa, hộp nhựa

Sử dụng chai nhựa, hộp nhựa để làm hồ cá cảnh có thể giúp bạn thoải mái thiết kế và sáng tạo ra những chiếc bể cá mini với nhiều phong cách độc đáo.

Chế bể cá bằng hộp nhựa
Chế bể cá bằng hộp nhựa

Để làm bể cá cảnh mini bằng chai nhựa, hộp nhựa hay thùng nhựa thì đều rất đơn giản với các bước sau đây:

– Bước 1: Đầu tiên bạn hãy lựa chọn cho mình những chai nhựa, hộp nhựa có kích thước, kiểu dáng và dung tích lớn nhỏ phù hợp với ý tưởng thiết kế của bạn.

– Bước 2: Cho chai, lọ mà bạn vừa chọn vào vòi nước và rửa sạch cặn bẩn cũng như các hoá chất trong đó (nếu có) để tránh làm hại đến cá và các cây thuỷ sinh.

– Bước 3: Bạn sử dụng bút đánh dấu để thiết kế bể. Tiếp theo, bạn sử dụng dao, kéo để cắt đi phần đầu của chai, lọ hoặc các vị trí khác của nó để tạo ra một bể cá có hình thù độc lạ.

– Bước 4: Sử dụng cát, sỏi để tạo một lớp nền cho bể nếu bạn chỉ cần chơi đơn giản. Hoặc bạn sử dụng phân nền để trải với độ dày từ 3-5cm.

Để lựa chọn được phân nền phù hợp cho bể cá bằng hộp nhựa của mình các bạn có thể tìm hiểu thêm bài: Tổng hợp toàn bộ các loại phân nền thuỷ sinh bạn nên dùng

– Bước 5: Sau khi đã trải nền thì các bạn tiến hành setup cảnh cho bể cá.

+ Nếu bạn chỉ cần chơi đơn giản và không cần chăm sóc nhiều thì các bạn có thể sử dụng các cục đá có hình thù và cây cảnh nhân tạo để setup lên trên nền cát, sỏi vừa trải.

+ Nếu bạn muốn chơi bể thuỷ sinh chỉ với một dòng cây xanh trải nền thì các bạn có thể trải các hạt nầm hoặc cây đều trên mặt nền bằng phân nền.

Để tạo nên một nền cây đẹp các bạn có thể trồng một trong các loại cây thuỷ sinh làm nền tại bài: Tổng hợp các loại cây thuỷ sinh trải nền đẹp lại dễ trồng

+ Ngoài ra, nếu chai nhựa, hộp nhựa hay thùng nhựa của bạn có dung tích lớn thì bạn có thể sử dụng các loại đá, lũa, cây thuỷ sinh để setup nên những layout bể cá cầu kỳ hơn.

Để dễ dàng thiết kế cho mình những bộ layout bể cá đẹp, các bạn có thể tham khảo thêm tại : Layout bể cá

– Bước 6: Sau khi đã setup bể cá thuỷ sinh bằng chai nhựa, hộp nhựa xong thì các bạn tiến hành cho nước vào trong bể

Lưu ý: trong quá trình thêm nước vào bể các bạn cần để một túi bóng xuống nền bể sau đó từ từ cho nước chảy lên trên túi bóng cho đến khi nước đầy để tránh làm xáo trộn setup

– Bước 7: Khi cho nước vào xong thì các bạn cần để cho nước ổn định từ 12-24h trước khi bạn có thể bắt đầu thả cá.

Lưu ý: Tuỳ thuộc vào dung tích của bể mà các bạn có thể thả số lượng cá nhất định vào bể để giúp cho số lượng cá trong bể quá đông và cá sẽ dễ chết.

Trên đây là hướng dẫn chi tiết cách làm bể cá bằng chai nhựa, hộp nhựa của chúng tôi. Chúc các bạn có thể tự thiết kế cho mình những mẫu bể cá bằng nhựa đẹp nhất!

Tags :
Copyright 2022 © Bể Cá Dấu Keo