Bạn đang tìm hiểu về nguyên nhân, tên các bệnh của cá thủy sinh thường gặp và cách phòng ngừa? Hãy xem ngay bài chia sẻ chi tiết sau:
Nguyên nhân gây bệnh ở cá thủy sinh
Nuôi cá thủy sinh là thú vui của rất nhiều người trong giai đoạn hiện nay. Tuy vậy khác với môi trường tự nhiên, môi trường bể cảnh có phần hạn chế về diện tích, các phát sinh bệnh của cá thủy sinh là không tránh được.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới bệnh tật ở cá thủy sinh mà phải kể đến như:
– Môi trường nước: Từ nhiệt độ, độ PH, độ cứng mất cân bằng đó chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới cá bị bệnh
– Hàm lượng oxy trong nước: Việc cung cấp oxy thừa hay thiếu đều không tốt cho cá, khiến cá mệt mỏi, dễ nhiễm bệnh
– Vi khuẩn có hại trong nước: Môi trường nước luôn tồn tại các vi khuẩn có hại từ thức ăn, phân cá… Nếu bạn không biết cách xử lý và loại bỏ các vi khuẩn sẽ sinh sôi nảy nở và lây lan nhanh chóng dẫn tới cá mắc bệnh.
Các bệnh của cá thủy sinh
Một số bệnh ở cá thủy sinh khiến nhiều người nuôi lo lắng, quan tâm và tìm hiểu. Mỗi một môi trường bể cảnh thủy sinh luôn tồn tại và tiềm ẩn các nguy cơ gây bệnh ở cá khác nhau. Các bệnh của cá thủy sinh thường gặp phải kể đến.
Cá thủy sinh bị đốm trắng
Tác nhân gây bệnh đốm trắng ở cá thủy sinh chủ yếu do ký sinh trùng đơn bào chúng hình thành và phát triển trong bể cảnh qua các giai đoạn sau ký sinh trùng – trưởng thành – bơi tự do tìm vật chủ.
Cá thủy sinh mắc bệnh đốm trắng với biểu hiện xung quanh cơ thể nhiều nốt trắng, cá bỏ ăn, ăn kém, cơ thể ngứa ngáy luôn tìm vật để cọ sát và gây chấn thương
Để điều trị bệnh đốm trắng ở cá bạn tiến hành như sau:
– Giảm số lượng cá trong bể ở mật độ phù hợp
– Vệ sinh, thay nước bể
– Tăng nhiệt độ của bể cảnh lên từ từ đạt ngưỡng 30 độ
– Pha thuốc tím vào nước với tỷ lệ 1g/1l sau 3 ngày bạn tiến hành thay nước để giảm tình trạng bệnh
Cá thủy sinh bị thối vây, đuôi
Tác nhân gây bệnh thối vây và đuôi ở cá thủy sinh thường do chất lượng nước kém dẫn tới sản sinh vi khuẩn, nấm chúng tấn công qua da cá và gây nhiễm khuẩn
Để điều trị bệnh thối vây, đuôi cá phương pháp áp dụng thường là:
– Vệ sinh, thay nước bể
– Sử dụng kháng sinh Acriflavine và Phenoxethol để tắm cho cá theo liều lượng 10g/l trong vòng 30 phút. Thực hiện cách 3-5 ngày/1 lần trong vòng 2 tuần bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Cá thủy sinh bị xuất huyết
Bệnh xuất huyết ở cá thủy sinh xảy ra chủ yếu tác nhân là do virus Rhabdovirus carpio gây ra mà nguyên nhân chính là do môi trường nước kém, mật độ phân bổ cá quad dày, nhiệt độ nước thay đổi đột ngột.
Cá bị bệnh xuất huyết với các biểu hiện như: Da sẫm màu, mắt lồi, có các chấm xuất huyết trên da…
Hiện tại bệnh xuất huyết ở cá chưa có thuốc đặc trị bởi vậy bạn cần duy trì chất lượng nước tốt, kiểm tra sự ổn định của nước để đảm bảo phòng tránh bệnh xuất huyết ở cá thủy sinh
Cá thủy sinh bị mốc nước
Bệnh mốc nước ở cá hình thành trong bể cảnh nguyên nhân chính vẫn là do nguồn nước bẩn, ô nhiễm, lượng thức ăn thừa, cặn bẩn cao hoặc trong bể có xác cây thủy sinh chết thối rữa
Để xử lý bệnh nấm ở cá thủy sinh bạn tiến hành như sau:
– Vệ sinh, thay nước bể
– Tăng nhiệt độ bể cá từ từ lên mức 32 độ
– Dùng xanh methylen nhỏ từ 3-5 giọt/20l nước
– Tắm cho cá bằng muối ăn tỷ lệ 3% trong khoảng 30 phút. Thực hiện trong khoảng 5-7 ngày bạn sẽ thấy hiệu quả được cải thiện
Cá thủy sinh bị giun sán
Có rất nhiều tác nhân gây bệnh giun ở cá thủy sinh. Một trong các bệnh khiến người nuôi cá lo lắng đó là bệnh giun trên cá khiến cá chậm lớn và nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn tới cá chết.
Tác nhân hàng đầu gây bệnh giun sán ở cá thủy sinh là do vi khuẩn, virus hay ký sinh trùng hoặc nấm Aphanomyces Invadan
Phương pháp điều trị bệnh giun sán như sau:
– Cho cá tắm muối ăn 3% trong khoảng 20 phút để làm sạch vi khuẩn
– Khử trùng bằng cách hòa vôi bột vào bể với tỷ lệ 2kg / 100 khối nước
Cá thủy sinh bị lở loét
Bệnh lở loét là một trong các bệnh của cá thủy sinh khá phổ biến nếu cơ thể cá có các vết thương hở, cá có sức đề kháng yếu thì rất dễ bị vi khuẩn Aeromonas hydrophila xâm nhập
Biểu hiện cá bệnh: Tình trạng viêm nhiễm ở da, các vết loét ở mang
Để xử lý bệnh lở loét ở cá thủy sinh bạn thực hiện như sau:
– Vệ sinh thay nước bể định kỳ
– Kiểm soát nồng độ PH, nhiệt độ của nước ổn định
– Dùng xanh methylen nhỏ từ 3-5 giọt/20l nước để khử khuẩn trong bể
– Nếu tình trạng không khả quan bạn cần liên hệ các cơ sở cung cấp thuốc đặc trị cho cá
Cá thủy sinh bị bệnh đường ruột
Thường bệnh đường ruột ở cá thủy sinh là do nguồn thức ăn không đảm bảo, cá ăn thức ăn ôi thiu, thức ăn chưa được giã đông…hoặc do sự thay đổi nhiệt độ, môi trường nước đột ngột
Cá thủy sinh mắc bệnh đường ruột với các biểu hiện như: Bỏ ăn, bụng phình to, sưng hậu môn, đi ngoài phân có những sợi trắng dài xuất hiện ở phía hậu môn
Cách trị bệnh đường ruột ở cá như sau:
– Cung cấp oxy cho cá
– Sử dụng thuốc đặc trị Metronidazol theo tỷ lệ 1 viên/15l nước hòa tan vào bể. Sau 1 ngày bạn tiến hành thay 30% nước và đánh thuốc lại lần 2
– Tránh cho cá ăn ở giai đoạn đánh thuốc để đảm bảo hiệu quả khi xử lý bệnh đi ngoài cho cá
Biện pháp phòng ngừa các bệnh ở cá thủy sinh
Bệnh của cá thủy sinh có rất nhiều loại và để tránh bệnh tình tiến triển nhanh chóng bạn không phát hiện kịp thời mang lại hậu quả đáng tiếc trong điều trị thì phương pháp phòng ngừa là cách mà được nhiều người lựa chọn hiện nay. Phòng ngừa bệnh cho cá thủy sinh thông qua các biện pháp sau:
– Lựa chọn giống cá đảm bảo ở các cơ sở uy tín
– Cách ly cá mới mua trước khi thả bể để loại bỏ mầm bệnh
– Thay nước vệ sinh bể định kỳ
– Cho cá ăn khoa học, đúng hàm lượng và đa dạng các loại thức ăn nhằm bổ sung dinh dưỡng, tăng sức đề kháng cho cá
– Thường xuyên kiểm tra độ ổn định của nước như độ PH, độ cứng, nhiệt độ đặc biệt vào các thời điểm giao mùa cá dễ nhiễm bệnh
Kết luận:
Trên đây chia sẻ chi tiết kinh nghiệm của chúng tôi về nguyên nhân, cách điều trị cũng như cách phòng ngừa các bệnh của cá thủy sinh mà bạn sẽ rất hay bắt gặp trong bể thủy sinh của mình. Chúc các bạn luôn có một bể cá đẹp và khỏe mạnh.