Các bệnh của cá la hán có khác gì so với các bệnh thường gặp ở cá cảnh? Dưới đây là những chia sẻ giúp bạn trị triệt để cho từng loại bệnh
Cá la hán là sản phẩm của quá trình lai tạo giữa các họ của cá rô phi với hơn 400 loài khác nhau. Cá la hán được khá nhiều người nuôi cá cảnh lựa chọn bởi vẻ ngoài ấn tượng đẹp mắt. Tuy vậy các bệnh thường gặp của cá la hán dưới đây luôn khiến người nuôi cá cảnh không khỏi lo lắng.
Cá la hán bị mụn ở đầu
Mụn ở đầu là một trong những bệnh xảy ra ở cá la hán mà tác nhân chủ yếu do ký sinh trùng đơn bào tên là Hexamita gây nên.
Nguyên nhân bệnh gây bệnh mụn ở đầu cá la hán là do chất nước ở mức kém, việc chăm sóc cá không đúng cách, kết hợp chế độ ăn uống thiếu khoa học
Bệnh mụn ở đầu cá la hán với biểu hiện là sự xuất hiện của các mụn hay lỗ nhỏ trên đầu cá. Các mụn thường có màu trắng và dịch nhầy xung quanh. Cá la hán bị mụn còn có biểu hiện đi ngoài ra phân trắng dài theo các sợi mảnh. Cách điều trị bệnh mụn ở đấu cá la hán như sau:
– Phát hiện cá thể mắc bệnh bạn cần cách ly nhanh chóng để ngăn chặn sự lây lan
– Sử dụng thuốc chuyên trị Dimetridazole với liều lượng 5mg/l. Sau 3 ngày đánh thuốc bạn tiến hành thay 30% nước bể và tiếp tục đánh thuốc lần 2 với liều như lần 1
– Trong thời gian đánh thuốc bạn tránh cho cá ăn, hoặc cho cá ăn với lượng ít một và giám sát quá trình ăn của cá
Cá la hán bị viêm da
Có rất nhiều tác nhân gây ra bệnh viêm da ở cá la hán mà phải kể đến nguồn gốc từ các loại vi khuẩn họ Aeromonas, Pseudomonas và Vbrio hoặc là do ký sinh trùng hay nấm gây ra.
Biểu hiện bệnh viêm da ở cá la hán là những vết loang sưng đỏ và càng ngày càng tăng về mặt kích thước, cá ngứa ngáy cọ xát vào các vật thể trong bể hoặc thành bể
Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới bệnh viêm da ở cá la hán là do chất lượng nước không đảm bảo, nguồn nước ô nhiễm nặng tạo môi trường ưu trương cho các loại ký sinh trùng hoặc nấm sinh sôi sau đó bám vào da cá.
Để điều trị bệnh viêm da ở cá la hán người ta áp dụng như sau:
– Vệ sinh bể ngay tức khắc đồng thời tiến hành thay nước trong bể, loại bỏ các vật sắc nhọn trong hồ để tránh việc cá cọ xát gây chấn thương.
– Sử dụng thuốc kháng khuẩn như Acriflavine hoặc xanh Methylene nhỏ vào hồ theo tỷ lệ 3g/l nước, cách 3 ngày đánh thuốc một lần và trước mỗi lần đánh thuốc bạn tiến hành thay thế 50% lượng nước trong bể.
Cá la hán bị mất thăng bằng
Cá la hán ấn tượng ở phần biếu ở trên đầu và màu sắc sặc sỡ của chúng. Tuy vậy bệnh mất thăng bằng ở cá la hán khiến chúng không có khả năng bơi lội, biểu hiện bằng việc cá nằm nghiêng sang một bên, thân mình cong lại.
Thông thường bệnh mất thăng bằng sẽ kéo theo bệnh viêm da xuất hiện. Hầu hết người ta cũng chưa tìm được ra nguyên nhân khiến cá la hán bị mắc bệnh mất thăng bằng, một số ý kiến phỏng đoán cho rằng do cá stress hoặc cũng có thể là do gen di truyền
Đề chữa trị bệnh mất thăng bằng cho cá la hán thì chưa có phương pháp cụ thể. Hầu hết khi gặp tình trạng cá mất thăng bằng người nuôi cá sẽ tiến hành:
– Vệ sinh, thay nước bể
– Cách ly con cá bệnh để quan sát, theo dõi thêm các biểu hiện khác nếu có
Cá la hán bị bệnh lủng đầu
Đây là một trong những bệnh hay xảy ra ở cá la hán mà tác nhân gây bệnh là do vi khuẩn đơn bào hình que có tên Hexamita.
Cá la hán mắc bệnh lủng đầu sẽ có các biểu hiện như: trên đầu hình thành những lỗ mủ nhỏ màu trắng. Cá bỏ ăn, gầy ốm, sẫm màu, đi phân dạng sợi kéo dài, vây cá teo, cá bơi lờ đờ và treo mình trên mặt nước. Thường thì bệnh lủng đầu ở cá la hán sẽ kéo theo cả bệnh lồi mắt.
Cách phòng và điều trị bệnh lủng đầu ở cá la hán như sau:
– Thay nước, vệ sinh bể, hệ thống lọc
– Khi cá có dấu hiệu mắc bệnh cần cách ly kịp thời và hạn chế cho ăn các loại thức ăn tươi như ròng ròng, trùn chỉ
– Sử dụng thuốc kháng sinh đặc trị có tên metronidazole. Cách đánh thuốc như sau: Tiến hành nghiền nát thuốc và pha trong nước ấm khoảng 90 độ, sau đó đánh thuốc với tỷ lệ 500mg/40 lit nước trong khoảng 10-15 ngày, lưu ý quan sát các biểu hiện của cá từ màu da, phân cá để đánh giá mức độ hồi phục.
– Sử dụng xanh methylene để phòng trừ các bệnh nhiễm khuẩn thứ phát trong quá trình đánh thuốc theo tỷ lệ nhỏ 3-5 giọt/ l nước
Cá la hán bị nhiễm khuẩn đường ruột
Tác nhân gây bệnh nhiễm khuẩn đường ruột ở cá la hán là do các loại vi khuẩn tồn tại trong ruột cá, khi cá bị suy giảm hệ miễn dịch do chất lượng nước, nguồn thức ăn… hệ vi khuẩn sinh sôi chuyển sang tấn công cá
Cá la hán bị bệnh nhiễm khuẩn đường ruột với các biểu hiện: cá bỏ ăn, sình bụng hoặc hậu môn, phân màu trắng sợi kéo dài, cá sẫm màu
Phương pháp điều trị bệnh nhiễm khuẩn đường ruột ở cá la hán như sau:
– Thay nước, vệ sinh bể, hệ thống lọc tức thời và duy trì định kỳ
– Hạn chế cho cá ăn trong khoảng thời gian nhiễm bệnh hoặc kiểm soát, vệ sinh nguồn thức ăn đảm bảo an toàn
– Cách ly cá bị nhiễm bệnh
– Dùng thuốc kháng sinh Metronidazole pha theo tỷ lệ 500 mg/40 lít hòa vào nước ấm 90 độ và đảm bảo thuốc tan hoàn toàn, hỗn hợp thuốc đã nguội bạn sẽ tiến hành cho vào bể cá để đánh thuốc. Thực hiện 5-7 ngày/1 lần và trong vòng 2 tuần để đảm bảo cá hết bệnh
Tổng kết:
Trên đây là các bệnh của cá la hán mà người nuôi cá cảnh thường gặp và chi tiết cách chữa đặc trị cho từng loại bệnh theo kinh nghiệm của chúng tôi. Hy vọng các chia sẻ trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình chăm sóc và duy trì bể cá cảnh la hán.