Trong môi trường nước luôn tồn tại những mầm bệnh mà người nuôi không thể lường trước được. Cũng như con người, nếu cá mắc phải vấn đề gì về sức khỏe, chúng có thể rất dễ mắc phải bệnh căng thẳng ảnh hưởng đến sinh hoạt, tốc độ sinh trưởng. Vậy dấu hiệu nào cho thấy cá bị stress? Cách chữa trị như thế nào cho hiệu quả. Bể Cá Dấu Keo sẽ giải đáp trong bài viết dưới đây
Các dấu hiệu cá bị stress
– Cá thường xuyên ẩn nấp ở góc bể, không hoạt bát, lanh lợi như bình thường và hay tách khỏi đàn
– Cá bị kén ăn và bỏ ăn.
– Cá bơi lờ đờ
– Bị túm vây
Nguyên nhân khiến cá bị stress
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh stress ở cá mà bạn sẽ dễ dàng có thể bắt gặp như sau:
Cá mới chưa quen với môi trường bể nuôi mới
Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến việc cá cảnh bị stress.
Bị dư ánh sáng hoặc quá ít ánh sáng
Dù bạn có đang nuôi cá ở ngoài trời hay ở trong bể nuôi trong nhà thì thì ánh sáng cũng là một vấn đề cần phải lưu ý. Ánh sáng quá yếu hoặc ánh sáng quá mạnh sẽ khiến cá bị stress.
Môi trường nước đang gặp vấn đề xấu
Nếu bạn đang nuôi cá cảnh, đặc biệt là các loại cá cảnh dạng nhỏ thì chất lượng nước thứ cần được đặt lên hàng đầu. Cá có thể bị căng thẳng nếu môi trường nước bị ô nhiễm, độ PH quá cao, hay thiếu oxy. Nếu phát hiện sớm để kịp thời điều chỉnh thì cá sẽ dễ dàng bình phục.
Cá mới sinh bị căng thẳng
Khoảng thời gian sau sinh là lúc yếu và nhạy cảm nhất của cá mái. Cá rất dễ bị stress, bỏ ăn rồi bị chết. Nguyên nhân dẫn đến cá mẹ sau khi sinh xong hay bị stress là do không được cho ăn uống đầy đủ, hoặc cá được cho đẻ ở bể quá chật
Tỷ lệ cá trống và cá mái chênh lệch quá nhiều trong bể
Vấn đề này thường bị các dân chơi cá bỏ qua. Tỉ lệ đực mái chênh lệch quá nhiều có thể dẫn đến việc cá bị stress nghiêm trọng
Cách chữa cá cảnh bị stress
Để chữa bệnh stress cho cá cảnh được tốt nhất thì các bạn cần nắm rõ xem cá đang bị stress do nguyên nhân nào ở trên sau đó các bạn tiến hành chữa cho cá theo các cách cụ thể sau:
Đối với cá bị stress do mới thả bể
Với các loại cá mới mua về hoặc cần phải chuyển sang bể nuôi mới, người nuôi nên thả cá từ từ để cá có thời gian kịp làm quen với môi trường nước. Việc thích nghi với nhiệt độ mới rất khó khăn đối với cá, đặc biệt là nếu có sự chênh lệch nhiệt độ giữa 2 bể nuôi.
Khi mua cá về, bạn nên để nguyên cả bọc cá vào trong bể để dần dần cân bằng được nhiệt độ giữa 2 bên, rồi mới dần dần cắt bọc để thả cá vào bể nuôi mới. Nên để bộ lọc ở mức nhỏ và để thêm 1 vài cành rong, hoạt các đồ decor để làm chỗ trú ẩn cho cá.
Tham khảo thêm các bước thả cá mới mua vào bể để cá khỏe mạnh
Đối với cá bị stress do ảnh hưởng bởi ánh sáng đèn
Đối với bể nuôi cá trong nhà, nếu bạn sử dụng đèn led thì thời gian bật đèn khuyến nghị 1 ngày chỉ nên bật từ 12 – 15 tiếng. Nếu bể đặt ở nơi lấy được ánh sáng tự nhiên thì có thể điều chỉnh xuống ít hơn. Cá và các loài thủy sinh trong bể đều cần ánh sáng để kiếm ăn, hoạt động. Nếu không có ánh sáng trong một thời gian lâu cá có thể stress bị, bỏ ăn, và hệ sinh thái trong bể cũng có thể chết theo.
Đối với các bể nuôi cá ngoài trời thì nên đặt ở chỗ có bóng râm, tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào bể. Nếu quá nhiều ánh sáng, nhất là ánh nắng mặt trời có chứa nhiều tia uv, có thể khiến nhiệt độ của bể tăng lên, oxy khó hòa tan, đồng thời cá không có nơi ẩn nấp, dễ bị căng thẳng. Nên bố trí 1 miếng che nhỏ trên thành bể nuôi và thả rong, bèo để tạo chỗ trú ẩn cho cá lúc ánh sáng chiếu mạnh.
Lưu ý: Nếu bạn đang chơi dòng bể thủy sinh hãy tham khảo thêm về bể cá thủy sinh cần bao nhiêu ánh sáng mỗi ngày
Chữa cá bị stress do môi trường bể
Nên chạy sủi oxy hoặc lọc vi sinh trước 1 – 2 ngày trước khi thả cá. trong quá trình nuôi, bạn nên thay nước thường xuyên vệ sinh bể và thai nước để bể duy trì hệ vi sinh có lợi. Bể nuôi cá nên được trang bị vật liệu lọc, thả rong hoặc 1 số cây thủy sinh nhỏ để tạo môi trường tự nhiên nhất có thể cho cá.
Nếu cá trong bể gặp tình trạng stress, hãy thay 1 phần nước trong bể, khoảng từ 20 – 25%
Cách chữa cá mới sinh bị stress
Nên bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho cá mái trong quá trình mang thai. Khi cá sắp sinh nên tách riêng ra 1 bể để cá có không gian sinh sản thoải mái hơn. Trong bể luôn có thức ăn để cá không bị đói, và tránh được tình trạng cá mẹ ăn luôn cá con.
Cách chữa stress cho cá do chênh lệch đực và cái
Khi mua cá cảnh bạn nên mua cả cá đực và cá mái. Việc cân bằng hệ sinh thái này sẽ giúp cho cá hoạt bát hơn và hạn chế sự căng thẳng. Tỉ lệ đực mái thích hợp có thể là 50/50 hoặc 60/40( tùy vào người nuôi thích nhiều cá đực để ngắm hơn hay muốn cá sinh sản nhiều hơn).
Ngoài ra chế độ dinh dưỡng cho cá cần được chú ý khi thời tiết thay đổi đột ngột. Bạn nên bổ số các loại vitamin, men tiêu hóa, khoáng để tăng sức đề kháng cho cá. Nên chọn các giống cá sạch bệnh khi đưa vào bể.
Kết luận
Nhìn chung, bệnh stress ở cá trong giai đoạn đầu sẽ không nguy hiểm, tuy nhiên dần lâu sẽ là mầm mống gây ra các bệnh khác cho cá. Người nuôi nên trang bị các kiến thức để phòng ngừa bệnh. Chúc các bạn luôn có một đàn cá khỏe mạnh.