Bệnh thối thân ở cá là căn bệnh xảy ra ở cá cảnh khiến người nuôi cá không khỏi lo lắng bởi nếu không có biện pháp xử lý kịp thời có thể dẫn tới việc cá bị chết. Nguyên nhân nào dẫn tới bệnh thối thân xảy ra trên cá. Cách điều trị và phòng ngừa ra sao. Bài viết sau là tổng hợp kinh nghiệm của những chuyên gia nuôi cá lâu năm sẽ chia sẻ đến bạn đọc.
Nguyên nhân gây bệnh thối thân
Thối thân không phải là căn bệnh hiếm gặp cho dù lá cá nuôi bể cảnh hay cá sống trong môi trường tự nhiên. Nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh thối thân ở loài cá là do nấm và do vi khuẩn xâm nhập. Dưới tác động của các yếu tố hình thành nguy cơ dưới đây khiến cho cá bị thối thân:
– Cá bị thương tích: Thương tích có rất nhiều nguyên nhân như việc bạn vận chuyển cá xảy ra va chạm, thả cá chưa đúng cách dẫn tới việc cá chấn thương. Hay cả việc nuôi các cá thể có tính cách đối lập nhau trong cùng một bể dẫn tới hiện tượng cá chiến đấu lẫn nhau gây thương tích.
– Mật độ cá nuôi quá nhiều khiến cho lượng chất thải trong nước cao, PH dao động mạnh kèm với đó là nồng độ NH3, nitrat, nitrit lớn khiến cho nguồn nước trở nên ô nhiễm và sức đề kháng của cá suy giảm.
– Nguồn thức ăn với chất lượng kém: Cá ăn các loại thức ăn hết hạn sử dụng hoặc thức ăn ôi thiu cũng là nguyên nhân khiến cá nhiễm bệnh. Bên cạnh đó việc bạn cho cá ăn nhiều quá mức khiến lượng thức ăn dư thừa trong bể ở mức cao, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại sinh sôi trong bể.
– Chất lượng nước kém: Một trong số các nguyên nhân hàng đầu khiến cá bị bệnh thối thân là do chất lượng nước kém, nước bị bẩn, nước chứa các chất độc hại sẽ khiến cá dễ mắc bệnh thối thân.
Triệu chứng cá mắc chứng bệnh thối thân
Bệnh thối thân có tốc độ tiến triển rất nhanh chóng nếu bạn không kịp thời phát hiện và xử lý. Cá mắc chứng thối thân bạn có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường với các biểu hiện sau:
– Ở các vị trí da hay trên cơ thể bong tróc, lở loét
– Trên da xuất hiện các mảng trắng, phồng giống như bông đôi khi còn xuất hiện cả ở mang hay mắt cá
– Cá mắc bệnh bơi lờ đờ, ăn kém và thậm chí là bỏ ăn
Cách trị bệnh thối thân ở cá cảnh
Khi xác định được đúng nguyên nhân gây bệnh ở cá bạn sẽ có phương pháp điều trị phù hợp. Và trước hết bạn cần xử lý ngay nguồn nước là nguyên nhân gây bệnh hàng đầu ở cá.
Xử lý môi trường nước
– Bằng việc kiểm tra độ PH một cách thường xuyên, với bể cảnh nồng độ PH trong khoảng 6-7.5 đó chính là mức an toàn. Ngoài ra nồng độ NH3, nitrat, nitrit không nên vượt ngưỡng 40 ppm.
– Với hồ cá nuôi mới setup cần phải thực hiện chu trình Cycle chuẩn kỹ thuật, đảm bảo công đoạn trước khi tiến hành thả cá
– Với bể cảnh cần định kỳ thay nước, vệ sinh toàn bộ bể, hệ thống lọc, máng lọc cho đến cả các thiết bị đồ dùng trang trí.
– Một số con cá có tập tính rỉa đuôi nhau thì bạn nên bắt chúng riêng ra một bể khác. Trong trường hợp bắt buộc cần nuôi vì đó là cá giống thì bạn nên duy trì trong 1 hoặc 2 mái ở hồ.
Dùng thuốc điều trị bệnh thối thân ở cá
Với các biện pháp xử lý chất lượng nguồn nước nhưng không mang lại hiệu quả thì bạn cần dùng đến phương án sử dụng các loại thuốc đặc trị thối thân ở cá. Một số loại thuốc được sử dụng mang lại hiệu quả cao dưới đây.
Bio Knock 3
Là một trong những loại thuốc đặc trị bệnh thối thân và mục vây, đuôi ở cá cảnh
Cách sử dụng như sau:
– Để chữa bệnh: Bạn sử dụng 1 giọt/ 10lit. Nên cách ly các cá thể mắc bệnh sang một bể riêng biệt để ngâm cá và điều trị hiệu quả và không bị ảnh hưởng đến các cá thể khác. Với phương pháp này bạn cần có một bể phụ với các điều kiện tương tự như bể chính để cách ly cá thể bệnh. Sau khi đánh thuốc trong vòng 24h bạn tiến hành thay 30 % lượng nước trong bể và đánh tiếp liều thứ 2.
– Để phòng bệnh: Bạn sử dụng 1 giọt với 20 lít nước bằng cách đánh thẳng trực tiếp vào bể. Bạn sử dụng liên tục trong 3 ngày với các dấu hiệu chớm của bệnh sẽ chấm dứt hoàn toàn.
Melafix
Melafix được biết là loại thuốc có tính chất kháng khuẩn cực mạnh để điều trị vết thương cũng như thúc đẩy các bệnh về mô, da nhanh chóng. Ngoài ra khi sử dụng thuốc Melafix còn giúp cho sự tái sinh của phần mô và da bị tổn thương nhanh chóng liền lại.
Điều trị bệnh thối thân ở cá cảnh được đánh giá bởi sự an toàn và hiệu quả cao. Bạn có thể áp dụng với cả cá nước ngọt hay nước mặn.
Cách sử dụng như sau:
– Dùng 5ml Melafix/ 40lit nước
– Khi thả cá mới vào bể: Cần đánh thuốc liên tục trong 3 ngày đầu.
– Sử dụng định kỳ bảo dưỡng cho bể cá: Dùng 1 lần/ tuần (Sau khi thay nước mới)
– Xử lý, điều trị bệnh thối thân: Các bạn cần điều trị liên tục mỗi ngày bằng liều lượng bên trên trong vòng 7 ngày và trước mỗi lần đánh thuốc nên tiến hành thay 25% lượng nước trong bể.
Cách phòng ngừa bệnh thối thân cho cá
Để tránh những diễn biến tiêu cực của bệnh thối thân có thể khiến cá chết hàng loạt thì áp dụng các biện pháp phòng ngừa giúp cho môi trường bể cảnh an toàn được nhiều chuyên gia nuôi cá đánh giá cao qua các biện pháp sau:
– Thay nước cho bể định kỳ. Tối ưu nhất là khoảng 10-15% lượng nước bể một tuần với nước sạch đã được khử clo.
– Nuôi cá với mật độ vừa phải nhằm hạn chế lượng chất thải quá mức, đảm bảo môi trường cho cá bơi lội tránh việc cá stress dẫn tới sức đề kháng yếu
– Nghiên cứu mức độ tương thích của các cá thể trước khi có ý định thả chung bể
– Cho cá ăn khoa học, đảm bảo chất dinh dưỡng tránh việc dư thừa thức ăn gây ô nhiễm bể cảnh
Kết luận:
Bệnh thối thân ở cá sẽ không còn là nỗi lo của người nuôi cá nếu bạn nắm được phương pháp phòng ngừa và điều trị hiệu quả. Chúc bạn ngày càng có nhiều bí kíp và kinh nghiệm quý báu trong việc thực hiện đam mê nuôi cá cảnh.