Bệnh lồi mắt ở cá: Nguyên nhân và cách chữa nhanh chóng

Bệnh lồi mắt ở cá là căn bệnh xảy ra khá phổ biến và nguy hiểm đến các loài cá bạn đang nuôi. Lồi mắt nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời có thể dẫn tới hiện trạng cá bị chết. Vậy nguyên nhân nào dẫn tới bệnh lồi mắt ở cá, các biện pháp điều trị và phòng ngừa ra sao? Tất cả có ngay ở bài viết sau đây.

Nguyên nhân dẫn đến cá bị lồi mắt

Bệnh lồi mắt ở cá cảnh là căn bệnh khiến mắt cá sưng và lồi ra ở một bên và có khi ở cả hai bên mắt. Thông thường căn bệnh lồi mắt sẽ xảy ra ở các loài cá sống trong bể cá có chất lượng nguồn nước kém, hồ nước không có hệ thống lọc. So sánh với các loại bệnh thường gặp ở cá cảnh như bệnh nấm, bệnh xuất huyết thì bệnh lồi mắt có xu hướng lây lan nhanh không kém.

Bệnh lồi mắt ở cá: Nguyên nhân và cách chữa nhanh chóng
Bệnh lồi mắt ở cá: Nguyên nhân và cách chữa nhanh chóng

Tác nhân chủ yếu dẫn tới hiện tượng lồi mắt ở cá là do vi trùng Streptococcus gây nên. Loại vi trùng trên rất ưa thích nguồn nước ô nhiễm chúng sinh trưởng và phát triển rất nhanh. Ở giai đoạn đầu chúng tấn công vào phần da cá, mang cá sau đó chúng tấn công khu vực mắt cá khiến mắt cá cảnh bị lồi ra. Nếu người nuôi cá không phát hiện và xử lý kịp thời thì cá có thể bị chết chỉ sau một đến vài ngày.

Một trong số các nguyên nhân khác dẫn tới xuất hiện bệnh lồi mắt cá ở bể cảnh đó là sự lây lan từ các cá thể mới mua. Cá mới mua về luôn tiềm ẩn các nguy cơ của bệnh về cá đặc biệt nếu bạn lựa chọn mua ở các cơ sở bán cá không uy tín, các cửa hàng nhỏ giá rẻ hay ở các chợ đầu mối. Do vậy trước khi thả cá mới vào bể bắt buộc bạn cần chuẩn bị một bể để cách ly, theo dõi, loại bỏ mầm bệnh, đảm bảo an toàn cho các sinh vật ở bể chủ thì bạn mới tiến hành thả cá.

Dấu hiệu nhận biết cá bị bệnh lồi mắt

So sánh với các bệnh khác như nấm ở cá thì bệnh lồi mắt bạn có thể dễ dàng nhận biết ở ngay những giai đoạn đầu với các biểu hiện như:

Mắt cá lồi khỏi hốc mắt, lồi mắt có thể xảy ra ở một hay cả hai bên mắt

– Cá bị xuất huyết ở góc vây, xuất hiện mủ dưới da

– Cá lờ đờ, bơi kém, ăn kém và thậm chí là bỏ ăn

– Ở giai đoạn cuối nếu bệnh không được xử lý có thể khiến cá bị mù mắt và chết

Cách chữa bệnh lồi mắt ở cá cảnh

Bệnh lồi mắt rất nguy hại nếu không được xử lý sớm. Tuy vậy việc quan sát biểu hiện bất thường liên quan đến các chứng lồi mắt để từ đó có phương pháp xử lý kịp thời sẽ mang lại hiệu quả hơn cả.

Khi cá bị bệnh lồi mắt bạn cần nhanh chóng thực hiện các bước như sau:

– Giảm lượng thức ăn của cá để tránh các tác nhân phát sinh khác trong quá trình đánh thuốc điều trị

– Chuẩn bị một bể khác có các điều kiện tương ứng với bể chính để cách ly cá thể nhiễm bệnh

– Hút một lượng nước vừa đủ để cá bơi lội từ hồ chính sang bể ngâm cá.

– Nhỏ 10 giọt Xanh methylen kết hợp 1 viên tetra, 1% muối sau đó bạn bật và cắm sủi.

Chữa bệnh lồi mắt ở cá bằng xanh methylen
Chữa bệnh lồi mắt ở cá bằng xanh methylen

– Ở bể ban đầu bạn cần vệ sinh lại toàn bộ hệ thống lọc, máng lọc và thay nước trong bể

– Với bể cách ly bạn chuyển cá bện vào đó sau khi đánh thuốc thì 48h bạn tiến hành thay 30% nước và lại tiếp tục đánh liều thuốc thứ 2

– Trong từ 5-7 ngày theo dõi nếu bạn thấy mắt cá hết sưng thì bạn có thể dừng lại và đưa cá trở về bể ban đầu

Cách phòng ngừa bệnh lồi mắt cho cá

Ở bất kể các chứng bệnh nào của cá thì việc phòng ngừa sẽ hiệu quả hơn so với việc chữa trị. Bởi môi trường nước luôn tiềm ẩn nhiều yếu tố gây bệnh đồng thời tốc độ phát tán bệnh rất nhanh. Áp dụng các biện pháp phòng ngừa bệnh lồi mắt ở cá như sau:

– Giữ cho môi trường nước bể luôn trong sạch, an toàn đó là điều kiện tiên quyết để phòng ngừa bệnh lồi mắt ở cá do vậy bạn cần thường xuyên vệ sinh bể, vệ sinh hệ thống lọc, máng lọc, các loại cây thủy sinh, đồ vật trang trí

– Thay nước định kỳ, loại bỏ các vật dụng hư hại không còn giá trị sử dụng

– Giữ cho bể được ổn định từ nhiệt độ, độ PH, nồng độ oxy… tránh việc thay đổi một cách đột ngột.

– Với cá mới mua bên ngoài về nuôi bạn nên cách ly cá ra một bể chứa tạm thời trước khi cho vào bể nuôi. Ngoài ra, trong quá trình cách ly, bạn cần quan sát kỹ xem cá có bị chứng lồi mắt hay không. Việc cách ly chính là cách để loại bỏ mầm bệnh nếu có ở các cá thể mới.

– Lựa chọn mua cá giống tại các cơ sở uy tín, chất lượng để hạn chế mua phải cá bệnh. Cẩn thận hơn bạn có thể tắm cho cá mới mua bằng nước muối nồng độ 3% trong khoảng 5-10 phút

– Kiểm tra thường xuyên hệ thống máy lọc xem có còn hoạt động hiệu quả hay không

– Nuôi cá trong bể phải nuôi với mật độ vừa phải để đảm bảo không gian bơi lội đồng thời hạn chế tình trạng cá stress, căng thẳng.

– Nghiên cứu tập tính của các cá thể trước khi thả bể nhằm tránh việc cá tranh giành lãnh thổ, chiến đấu với nhau

– Khi cho cá ăn, nên cho cá ăn với lượng vừa đủ. Tránh để thức ăn dư thừa quá nhiều khiến nguồn nước bị ô nhiễm. Việc cho cá ăn quá no khiến cá thường xuyên đi phân cũng khiến nguồn nước nhanh chóng bị bẩn.

Kết luận:

Bệnh lồi mắt ở cá là căn bệnh khá nguy hiểm ở cá cảnh nếu bạn không biết cách phòng ngừa và điều trị. Lồi mắt khiến giá trị thẩm mỹ của cá suy giảm, nặng hơn có thể khiến cá chết. Hy vọng các thông tin chia sẻ trên giúp bạn chăm sóc và duy trì bể cảnh chất lượng, đàn cá khỏe mạnh.

Tags :
Copyright 2022 © Bể Cá Dấu Keo