Các bệnh thường gặp ở cá hồng két là những bệnh nào? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn biết rõ về tên bệnh và cách trị hiệu quả giúp cá hết bệnh.
Từ lâu cá hồng két là một trong những loài vật được rất nhiều anh em nuôi cá cảnh lựa chọn bởi cá hồng két có vẻ ngoài đẹp mắt, ấn tượng nhất là khi chúng bơi và trổ màu trong bể cảnh. Các bệnh của cá hồng két sau đây luôn khiến nhiều người nuôi cá cảnh lo lắng.
Cá hồng két bị bạc màu
Cá hồng két có được màu sắc sặc sỡ như vậy đó cũng chính nhờ vào quá trình lai tạo. Tuy vậy nếu người chăm sóc chưa biết cách rất dễ dẫn tới cá bị nhạt màu, bạc màu, mất màu. Các nguyên nhân chính xảy ra hiện tượng bạc màu ở cá hồng két phải kể đến như sau:
– Chất lượng nước kém: Nếu bể nuôi của bạn có nồng độ các chất thải, chất hữu cơ gây hại ở mức cao rất dễ khiến cho cá bị bạc màu
– Sự thay đổi đột ngột của môi trường: Phải kể đến các yếu tố như nhiệt độ của bể bị thay đổi một cách đột ngột rất dễ khiến cá bị mất màu
– Chứng mất màu xảy ra khi cá Hồng két bị stress: Xét trên đặc tính Hồng Két là một trong các loài cá có tính cách khá nhút nhát, hiền lành nếu gặp các biến động lớn chúng rất dễ suy sụp tinh thần và bạc màu
– Chất lượng thức ăn không phù hợp
– Do ánh sáng: Cá Hồng Két rất ưa thích đèn màu đỏ và thời gian thắp sáng mỗi ngày cần trong khoảng 2h để cá giữ màu, không nên dùng các loại đèn có ánh trắng bởi khiến cá dễ bay màu.
Bệnh bạc màu ở cá hồng két hiện tại chưa có thuốc đặc trị, do vậy sử dụng các biện pháp phòng ngừa được coi là tối ưu. Bằng các việc như:
– Duy trì sự ổn định từ chất lượng nước, môi trường sống
– Tránh việc cá bị kích thích mạnh
– Chăm sóc cá khoa học từ việc lựa chọn thức ăn cho đến hệ thống ánh sáng, đèn chiếu
Bệnh sình bụng ở cá Hồng Két
Bệnh sình bụng là một trong số các bệnh phổ biến của cá hồng két. Chứng sình bụng xảy ra hầu hết là do các nguyên nhân như:
– Do nguồn thức ăn kém chất lượng hoặc nuốt phải vỏ tôm khiến thành ruột bị đâm tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công.
– Do chất lượng nước kém
– Sình bụng ở cá hồng két do rối loạn chuyển hóa bệnh lý.
Khi cá hồng két mắc bệnh sình bụng bạn cũng có thể dễ dàng phát hiện thông qua các dấu hiệu như:
– Phần bụng cá chướng to, bóng căng, cá ăn kém và thậm chí là bỏ ăn
– Phần vây biến đổi màu sắc, khoang bụng chứa dịch lỏng, hậu môn có thể bị sưng
– Cá ít vận động, thường đứng im một chỗ, vảy dựng đứng
Bệnh sình bụng ở cá Hồng Két khá khó chữa. Một số biện pháp có thể được tham khảo như:
– Tăng nồng độ muối trong nước
– Bôi thuốc diệt nấm lên phần vết thương
– Sử dụng Xanh Methylen nhỏ từ 3-5 giọt/20l nước bể nhằm loại bỏ vi khuẩn
– Dùng thuốc kháng sinh đặc trị với một số dòng như Cloramphenicol, Streptomycin, Benzimycin
Bệnh bơi chúi đầu ở cá hồng két
Cá bơi chúi đầu là một trong những biểu hiện bất thường liên quan đến bệnh lý của cá hồng két. Chính bởi vậy người nuôi cần quan sát cá mỗi ngày khi có các biểu hiện bất thường cần tìm ngay biện pháp xử lý.
Các nguyên nhân khiến cá hồng két bơi chúi đầu phải kể đến như:
– Do chất lượng nước ở mức kém
– Cá hồng két bơi chúi đầu vào mùa sinh sản với mục đích bảo vệ trứng
– Bệnh bẩm sinh do cá có các khuyết tật ở mang, dẫn tới việc cá bơi chúi đầu để lấy oxy
– Sự thay đổi đột ngột nhiệt độ, môi trường nước khiến cá bị stress và bơi chúi đầu
Chứng bơi chúi đầu ở cá hồng két hiện tại chưa có phương án điều trị, việc bơi chúi đầu ảnh hưởng đến giá trị thẩm mỹ và ý nghĩa phong thủy của loài cá hồng két. Do vậy áp dụng phòng ngừa bệnh bơi chúi đầu ở cá hồng két qua các phương pháp sau:
– Thay nước bể với lượng phù hợp tối đa không vượt quá 30% nhằm hạn chế sự thay đổi đột ngột của nguồn nước
– Vệ sinh bể và các thiết bị lọc định kỳ
– Cung cấp đủ nồng độ oxy trong bể cảnh
Bệnh đen vây ở cá Hồng két
Một trong các loại bệnh phổ biến ở cá hồng két đó là bệnh đen vây. Nguyên nhân chủ yếu khiến cá mắc bệnh là do chất lượng nước kém, sự thay đổi đột ngột của môi trường, nhiệt độ nước trong bể, cá stress…
Dấu hiệu để nhận biết bệnh đen vây ở cá hồng két như sau: Thân cá mọc các đốm đen đặc biệt phần vây, cá trắng nhợt nhạt, thân cá lở loét. Tình trạng bệnh nặng hơn các sợi nấm bám vào mô tế bào gây tình trạng hoại tử mô. Giai đoạn sau có thế khiến cá bỏ ăn và chết dần.
Điều trị bệnh đen vây ở cá hồng két bằng phương pháp như sau:
– Cho cá tắm ở muối ăn nồng độ 3% thực hiện đều đặn từ trong khoảng 5-7 ngày
– Nhỏ 3-5 giọt Xanh Methylen vào bể để cá ngâm trong 10-20 phút sau đó có thể thay nước bể tuy nhiên lượng nước thay ra không vượt quá 30%
– Sử dụng 2ppm Kali Pemanganat cùng nước muối 1%, ngâm cá Hồng Két bị đen vây trong đó từ 20 – 30 phút
– Tăng nhiệt độ nước lên 27-28 độ C để ức chế sự phát triển các bệnh của cá Hồng Két cũng như nấm mốc và virus.
– Dùng đèn UV 15W chiếu sáng vài giờ mỗi ngày để ngăn chặn bệnh ở cá Hồng Két và loại bỏ nấm mốc hiệu quả.
Tổng kết:
Các bệnh thường gặp ở cá hồng két là gì? Phương án xử lý ra sao? Tất cả đã được chúng tôi chia sẻ bên trên. Hy vọng rằng các phương án trên giúp bạn trong công cuộc chăm sóc bể cá hồng két khỏe mạnh, ấn tượng.