Trong bể cá cảnh biển ngoài các loại cá cảnh nước mặn dễ nuôi ra thì san hô cũng được rất nhiều người chơi ưa chuộng. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp các loại san hô dễ nuôi, dễ chăm sóc cho người mới chơi.
San hô cúc áo – san hô Zoanthids
Đây là loài san hô cực kỳ phổ biến bởi đặc tính tương đối dễ chăm sóc, khỏe mạnh, màu sắc rực rỡ và tương đối bền màu. Chúng còn được gọi một cái tên khác nữa là Zoa, với đặc tính phát triển theo hình thức lan tỏa rộng dần tạo thành những thảm lớn, dày. Đây là một loài san hô sống cộng sinh cùng với đó chúng cần một môi trường có ánh sáng vừa phải. Tuy nhiên, loại có màu sắc sặc sỡ thì vẫn sống được trong môi trường ánh sáng mạnh nếu như chúng thích nghi tốt.
Loài san hô dễ nuôi này bạn có thể bố trí chúng ở bất kỳ vị trí nào trong bể cá cảnh biển của mình. Tuy nhiên, ngoại trừ những vị trí thiếu ánh sáng hoặc ánh sáng quá yếu.
Một yếu tố cũng quan trọng để nuôi loài san hô cúc áo này là bạn cần phải chú ý tới luồng thổi của nước duy trì mức độ trung bình. Khi luồng nước trong bể quá mạnh sẽ dẫn tới việc polyp khó mở được.
Bạn cần lưu ý tới yếu tố môi trường trong bể cá cảnh biển đó là duy trì nhiệt độ nước trong bể là 25 độ; độ mặn 1,025; pH trong khoảng 8 – 8,5; kH giao động từ 8 tới 12.
San hô Dẹt – Dẹp
San hô Dẹp – Elegance Coral cũng nằm trong các loại san hô dễ nuôi trong bể cá cảnh biển của bạn. Là loại san hô thuộc dòng LPS cùng với tên gọi Wonder Coral, Ridge Coral, hoặc tên Elegant Coral. Hình dạng của chúng trông giống hải quỳ, đồng thời thân có những polyp dài. Loài này có quan hệ họ hàng với san hô búa hơn là với dòng hải quỳ.
Loại san hô này cũng có rất nhiều màu sắc khác nhau, đặc tính khác nhau. Rất dễ thích nghi trong môi trường sống và thường được bố trí tại vị trí các khe đá trong bể cá biển hoặc trên những nền cát dưới đáy bể.
Dòng san hô này cần một lượng ánh sáng vừa đủ cho quá trình quang hợp mà không cần tới nguồn ánh sáng mạnh. Chúng thích hợp với những dòng nước chảy vừa phải. Dòng nước quá yếu cũng làm cho loài san hô dẹt này khó phát triển, mạnh quá cũng sẽ dẫn tới tình trạng các xúc tu của chúng bị co lại, nhỏ hoặc bị rách.
Khi san hô dễ nuôi này phát triển mạnh cũng có thể là nơi trú ngụ của những chú cá Hề trú ẩn.
Lưu ý nhỏ: Loài san hô này là loại có xúc tu nên có thể chích hoặc đốt nên cần có một bể cá biển đủ rộng để nuôi chúng.
San hô chén đá
Còn có tên gọi Parific Rose Coral hoặc Open Brain Coral, đây là loại san hô thuộc dòng LPS. Chúng có nhiều màu sắc khác nhau như đỏ, xanh quang hoặc xanh lục. Đặc điểm dễ nhận biết của chúng đó là có nhiều nếp gấp, rãnh sâu cùng với đó là hình dạng tròn không đều khá giống với bộ óc người.
Loài san hô chén đá cũng nằm trong danh sách các loại san hô dễ nuôi, dễ chăm sóc. Chúng thích nghi tốt trong môi trường ánh sáng thấp tới trung bình, cùng với đó là dòng chảy vừa phải.
Loại san hô này cũng khá sợ những loài san hô khác có khả năng đốt chúng. Do đó, bạn cần phải bố trí chúng trên nền cát và giữ khoảng cách với các loài san hô khác.
Phần lớn dinh dưỡng của loài san hô chén đá này được nhận thông qua quá trình quang hợp của tảo cộng sinh Zooxanthellae. Chúng cũng có thể được cho ăn với những loại thức ăn như tôm, mực hoặc ngao khi mà các xúc tu của chúng được mở rộng hoàn toàn.
San hô Nấm (san hô Bèo Nấm)
San hô Nấm hay còn gọi là san hô Bèo Nấm thuộc chi Discosoma. Chúng là loại san hô không có xương sống với nhiều loại màu sắc rất đẹp khác nhau như xanh, đỏ, nâu, tím,…Có loại ưa nhiều ánh sáng, có loại thì không.
Dòng san hô bèo Nấm này cũng nằm trong các loại san hô dễ chơi cho người mới bởi tính cách hiếu động, màu sắc, hoa văn khá bát mắt. Chúng thuộc loại san hô dễ nuôi bởi chịu được trong nhiều điều kiện môi trường nước trong bể cá biển.
Để cho loại san hô Bèo Nấm duy trì và phát triển tốt bạn cần phải chú ý đến việc bố trí đèn với ánh sáng vừa đủ, luồng nước trong bể ở mức trung bình. Với cơ chế có thể tự kiếm ăn nhưng bạn cũng cần bổ xung chất dinh dưỡng là các loại sinh vật phù du.
Loại san hô này thường được gắn trên một mảnh đá trong bể và không gian vừa đủ bởi chúng phát triển khá nhanh và khá hiếu động.
San hô bong bóng – Bubble Coral
Trong các loại san hô dễ nuôi thì san hô bong bóng (Bubble Coral) cũng được liệt kê trong bài viết này. Với đặc tính tương đối cứng với khung xương khá chắc màu trắng hoặc xanh lục. Các khối thịt của loại san hô này là các khối phồng lên như bong bóng khá bát mắt. Tuy nhiên, chúng cũng có thể dễ vỡ hoặc dễ thủng nếu có tác động từ yếu tố khách quan.
Chúng không ưa nguồn ánh sáng mạnh mà chỉ ưa nguồn ánh sáng vừa phải kèm luồng nước trong bể cá cảnh biển vừa đủ. Nếu luồng nước trong bể cao thì loại san hô bong bóng này sẽ bị ức chế không nở căng được.
Nguồn thức ăn của loại san hô dễ nuôi này bạn cũng cần bên bổ xung thêm yếu tố Canxi, thức ăn như tôm, sinh vật phù du và các nguyên tố vi lượng khác.
Do đặc tính khá dữ do các xúc tu của chúng nên bạn cần bố trí xa với các loại san hô khác trong bể cá cảnh biển, bởi có thể gây hại đến các dòng san hô khác.
San hô cỏ cốm (Green Star Polyp Coral)
Đây cũng là loại san hô mà rất thích hợp cho người mới bắt đầu chơi bởi tốc độ phát triển của chúng tương đối nhanh. Những yêu cầu về ánh sáng cũng không quá khắt khe, đồng thời cũng có thể chịu được sự thay đổi của môi trường nước trong bể.
Một trong các loại san hô dễ nuôi không cần bất kỳ một loại chăm sóc đặc biệt nào. Chúng cũng có thể được nuôi ở nhiều vị trí khác nhau trong bể cá cảnh biển của bạn.
Bạn có thể nhận thấy rất dễ dàng sự có mặt của san hô cỏ cốm trong bể cá biển bởi màu sắc khá bát mắt, đồng thời chúng phân bố thành từng vùng trông như một tấm thảm. Bởi vì chúng phát triển khá nhanh nên bạn cũng cần phải cắt tỉa chúng thường xuyên để tạo được thẩm mỹ cho bể cá của mình.
Tổng kết: Trong bài viết trên đã cung cấp cho các bạn các loại san hô dễ nuôi mà được khá nhiều người chơi mới ưa chuộng. Việc bạn cần làm lúc này là chọn lựa cho mình một loại san hô dễ nuôi, phù hợp với sở thích của mình.