Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ một số kỹ thuật nuôi cá cảnh biển cần thiết cho người chơi mới. Hiện nay, có rất nhiều người chơi cá cảnh chuyển hình thức từ chơi cá nước ngọt sang chơi cá cảnh biển bởi vẻ đẹp của nó. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải tìm hiểu rất nhiều kiến thức để thành công trong việc chăm sóc cho chiếc bể cá biển của mình.
Nguồn nước trong cách nuôi cá biển
Nguồn nước biển là một yếu tố kỹ thuật quan trọng nhất cho bể cá biển. Trong đó gồm 2 loại nước biển là nguồn nước biển tự nhiên và nhân tạo. Trong đó nguồn nước biển tự nhiên có sự khác biệt lớn đó là bao gồm hệ vi sinh vật, khoáng chất tự nhiên phong phú so với nước biển nhân tạo. Tuy nhiên, vẫn có thể thay thế nguồn nước biển tự nhiên bằng nguồn nước biển nhân tạo. Chúng ta cùng tìm hiểu kỹ vấn đề này bên dưới:
– Nước biển tự nhiên: Là nguồn nước biển ngoài tự nhiên có độ mặn phù hợp với các loại cá cảnh nước biển. Nước biển cũng khác nước mặn nên các bạn không thể đánh đồng chúng là một. Do đó, bạn cần phải hiểu rõ đặc tính của nước biển để có cách nuôi cá cảnh biển tốt nhất.
+ Về nhiệt độ nước: Thông thường nhiệt độ nước mặn sẽ cao hơn so với nước ngọt giao động từ 27 đến 28 độ C. Các chú cá cảnh biển cũng rất nhạy cảm với việc thay đổi môi trường trong đó có nhiệt độ của nước. Chính vì vậy, bạn cần phải giữ cho bể cá cảnh biển có nhiệt độ phù hợp và độ chênh nhiệt độ không quá 2 độ C.
+ Độ PH của nguồn nước biển: cá cảnh biển sống rất thích hợp với điều kiện độ PH trong bể khoảng 8 – 8,5. Do đó trong quá trình nuôi bạn cần theo dõi độ PH trong bể. Nếu độ PH dưới 8 thì bạn cần phải bổ xung CO2 cho bể cá biển.
+ Độ cứng DH: thông thường độ cứng DH giao động từ 7 – 9 độ dH. Nếu thiếu bạn cần bổ xung thê C02 và nguyên tử Canxi cho bể.
– Nước biển nhân tạo: Thông thường chúng ta thường sử dụng nước biển nhân tạo để nuôi cá cảnh biển. Trong các cách nuôi cá biển thì để chế nguồn nước biển nhân tạo bạn cần nắm được. Vì nước biển tự nhiên có các thành phần hóa học tương đối phức tạp. Do đó, bạn cần phải pha một lượng muối biển nhân tạo vào nước ngọt theo một tỷ lệ nhất định để có 1 lượng nước biển có thành phần hóa học giống nước biển tự nhiên.
Lưu ý: Để bạn có thể dễ dàng pha chế nước biển nhân tạo từ nguồn nước ngọt sẵn có trong gia đình bạn cần tìm hiểu ngay bài viết: Tổng hợp cách làm nước biển nhân tạo bằng các loại muối
Hệ thống lọc trong kỹ thuật nuôi cá cảnh biển
Một yếu tố trong kỹ thuật nuôi cá nước mặn có quyết định đến 90% sự sống cho cá cảnh biển đó là hệ thống lọc. Nó là một yếu tố tương đối quan trọng chỉ đứng sau nguồn nước nuôi cá biển.
Hiện nay, trên thị trường có 3 hệ thống lọc phổ biến đó là hệ thống lọc trên (hay còn gọi là lọc tràn trên), lọc dưới (lọc tràn dưới) và lọc vách. Mỗi hệ thống lọc có những ưu và nhược điểm riêng, nó phụ thuộc vào không gian sử dụng cũng như sự đầu tư của người chơi.
– Hệ thống lọc tràn trên thì thường được gác bên trên giằng bể hoặc thành bể cho bể không có giằng. Hệ thống lọc này có sức chứa vật liệu lọc trung bình. Tuy nhiên, việc đặt bên trên bể không được thẩm mỹ do có thêm cả hệ thống lò đảo Skimmer.
– Hệ thống lọc tràn dưới thông thường người chơi sử dụng hệ thống lọc tràn dưới vì ưu điểm tràn dưới có thể chứa được nhiều vật liệu lọc. Hệ thống tràn dưới có thể được đặt giấu bên trong chân bể cá nếu bạn dùng chân sắt ốp gỗ hoặc chân gỗ tạo độ thẩm mỹ cao. Vì vậy, đây là hệ thống tràn anh em chơi cá biển rất ưa chuộng hiện nay.
– Hệ thống lọc vách: Đối với hệ thống bể cá lọc vách hông hoặc lưng thì gọn gàng, phù hợp với không gian sắp đặt vị trí đặt bể. Tuy nhiên, bể cá cảnh biển làm lọc vách nên làm bể có kích thước lớn hơn, hệ thống vật liệu lọc không chứa được nhiều nên nếu bạn nuôi loại cá cảnh biển có thải nhiều phân thì cách nuôi cá biển bằng bể loại này là không phù hợp.
Lựa chọn cá cảnh biển
Việc lựa chọn nuôi loại cá nào cũng là một yếu tố kỹ thuật nuôi cá biển cần thiết cho người mới bắt đầu bộ môn này. Nếu bạn là người chơi mới đang trong quá trình tìm hiểu nên tham khảo bài viết về các loại cá cảnh nước mặn dễ nuôi. Bởi khi bạn chưa nắm được thì khi mua cá cảnh biển về không hiểu vì sao lại hao hụt cá cũng như cá hay rách vây…
Bạn có thể ra ngoài các cửa hàng bán cá nhờ họ tư vấn loại cá cảnh biển phù hợp sao cho vừa đẹp vừa dễ nuôi. Hoặc cũng có thể nhờ anh em bạn bè đã từng chơi tư vấn vì họ đã có nhiều kinh nghiệm nuôi cá cảnh biển trước đó.
Nguồn thức ăn cho cá biển
Để có kỹ thuật nuôi cá cảnh biển sống khỏe thì yếu tố cũng quan trọng không kém là nguồn thức ăn cho cá. Nguồn thức ăn hiện nay rất đa dạng về chủng loại. Tuy nhiên, bạn muốn dùng loại thức ăn nào cho cá cảnh biển lại phụ thuộc chủ yếu bạn chơi loại cá cảnh biển ăn thịt, thực vật hay ăn tạp.
Hiện nay, có rất nhiều loại thức ăn được chế biến sẵn phù hợp với kỹ thuật nuôi cá cảnh biển như:
– Tôm đông lạnh, tôm khô, nhuyễn thể hoặc sinh vật phù du
– Các loại rong, tảo biển hoặc các loài giun biển
– Thức ăn khô dạng hạt cũng đầy đủ dinh dưỡng cho cá cảnh biển
– Thức ăn khác như bobo, Artemia, cá chép,… cũng được sử dụng. Tuy nhiên, loại thức ăn này có thể mang mầm mống bệnh sẽ gây hại cho cá cảnh biển của bạn.
Các loại thuốc vi sinh cần thiết trong kỹ thuật nuôi cá cảnh biển
Để có kinh nghiệm nuôi cá cảnh biển bạn cần tìm hiểu các loại thuốc vi sinh cần thiết cho bể cá của mình. Đây cũng là thành phần quan trong trong kỹ thuật nuôi cá cảnh biển. Bởi trong môi trường sống của cá biển cũng như cá nước ngọt luôn tồn tại các vi sinh vật có lợi cũng như gây hại trong bể cá của bạn.
Vi sinh cũng có vai trò quan trọng trong việc xử lý các chất thải của cá cảnh biển. Nó giúp chuyển hóa các chất có hại như ammoniac thành nitrate. Tuy nhiên, lượng chất thải của cá biển nhiều mà lượng vi sinh không xử lý kịp dẫn đến mất cân bằng. Các chất này sẽ tích tụ lại trong bể cá gây hại cho cá. Do đó, yêu cầu kỹ thuật nuôi cá cảnh biển là cần châm vi sinh,có sự bổ xung kịp thời là rất quan trọng.
Các thiết bị cần thiết khác
Để chơi một bể cá cảnh biển đẹp thì ngoài những kỹ thuật nuôi cá cảnh biển bên trên thì cũng cần đầu tư các thiết bị cần thiết khác cho bể cá biển như:
– Hệ thống đèn chiếu sáng
– Máy tách bọt Protein Skimmer: Bạn có thể lựa các máy phù hợp TẠI ĐÂY
– Hệ thống máy làm lạnh nước (nếu trường hợp bạn nuôi kết hợp san hô mềm)
– Máy bơm cho bể cá cảnh biển: Bạn có thể lựa các loại bơm với các công suất khác nhau phù hợp cho bể của mình TẠI ĐÂY
– Máy tạo sóng biển
– Hộp lọc đáy
– Hệ thống kẹp nhiệt kế để theo dõi nhiệt độ nước, độ mặn,…
Để có một bể cá cảnh biển đẹp thì các yếu tố kỹ thuật nuôi cá cảnh biển bên trên là tương đối cần thiết. Đó là những chia sẻ về kinh nghiệm bạn cần tìm hiểu kỹ trước khi đầu tư một bể cá cho riêng mình.