Các loại bệnh nấm của cá rồng và cách đặc trị

Các bệnh nấm của cá rồng là bệnh xảy ra khá phổ biến khi nuôi cá rồng làm cảnh. Bài viết sau sẽ hỗ trợ bạn các kiến thức cách đặc trị chúng.

Cá rồng là một trong những loài cá đẹp, có ý nghĩa phong thủy được rất nhiều người lựa chọn nuôi bể cảnh. Tuy vậy cũng như bao loài cá thả bể khác, bệnh nấm không chỉ gây mất thẩm mỹ mà bên cạnh đó người nuôi không nắm được phương pháp điều trị kịp thời có thể dẫn tới hiện tượng cá chết.

Cá rồng bị xù vảy

Xù vảy được biết đến là một trong các bệnh nấm ở cá rồng mà nguyên nhân chủ yếu là do nấm hay sự thay đổi nhiệt độ, môi trường nước một cách đột ngột.

Cá rồng bị mắc bệnh xù vảy với các biểu hiện như phần vảy ở lưng cá kênh lên, nặng hơn có thể là toàn bộ cơ thể.

Cá rồng bị xù vảy
Cá rồng bị xù vảy

Để điều trị bệnh xù vảy ở cá rồng người ta sẽ thực hiện các phương pháp sau:

– Tăng nhiệt độ nước bể lên khoảng 31 độ C và duy trì theo dõi trên khoảng 7 ngày

– Bổ sung muối cho nước bể, hạn chế cho cá ăn

– Sử dụng thuốc kháng sinh đặc trị Tetra với liều lượng 5g-10g thuốc/ 100l nước, ngâm cá trong 4h đồng hồ thực hiện cách liều từ 3-5 ngày.

Cá rồng bị nấm trắng

Đây là một trong số các loại bệnh nấm xảy ra ở cá rồng. Cá rồng bị nấm trắng với các biểu hiện như: trên thân hay trên vây, đuôi cá sẽ xuất hiện nhiều đốm trắng. Tốc độ phát triển của các đốm trắng rất nhanh, nếu không phát hiện và xử lý kịp thời các sẽ chết.

Cá rồng bị bệnh nấm cơ thể ngứa ngáy khó chịu và thường xuyên cọ vào thành bể. Nấm trắng sẽ hút đi chất lỏng trên cơ thể của cá khiến cho cá rồng gầy gò, không tăng trưởng, kém ăn và thậm chí bỏ ăn.

Cá rồng bị nấm trắng
Cá rồng bị nấm trắng

Điều trị bệnh đốm trắng ở cá rồng như sau:

– Tăng nhiệt độ nước lên 32 độ và duy trì trong 5 ngày liên tục nếu bệnh nhẹ thì cá sẽ tự khỏi

– Nếu bệnh đốm trắng nặng bạn cần thay nước liên tục, mỗi lần thay không quá 20% thể tích bể, và bổ sung muối ăn ở mỗi lần thay

– Dùng thuốc kháng sinh đặc trị nấm cá để loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh ra khỏi bể

Cá rồng bị nấm đen

Xếp vào nhóm các bệnh nấm ở cá rồng phải kể đến là bệnh nấm đen Nhìn chung nấm đen không quá khó điều trị nếu như được phát hiện sớm.

Dấu hiệu cá rồng bị mắc bệnh nấm đen như sau. Trên vảy thường xuất hiện những chấm đen, cá bơi sát thành bể, bơi chậm ít vận động thường nằm dưới đáy bể. Đặc biệt cá hay giật mình khi có người xuất hiện cá sẽ bơi nhanh.

Thường cá rồng mắc bệnh nấm đen là do chất lượng nước không đảm bảo, nước bị ô nhiễm, sự dư thừa thức ăn trong bể hay do chấn thương, xây xát tạo điều kiện cho nấm phát triển.

Cá rồng bị nấm đen
Cá rồng bị nấm đen

Để điều trị bệnh nấm đen ở cá rồng người ta thường áp dụng các phương pháp sau:

– Vệ sinh bể và các dụng cụ, thiết bị lọc nước định kỳ

– Thay nước bể cho cá định kỳ, mỗi lần thay bổ sung thêm muối ăn

– Sử dụng thuốc đặc trị nấm khi thấy biểu hiện của bệnh ở giai đoạn phát triển để hạn chế hậu quả. Kháng sinh thường được dùng là Tetra với liều lượng 5g-10g thuốc/ 100l nước, tắm cho cá trong 4h đồng hồ thực hiện cách liều từ 3-5 ngày hoặc bội đôi API Pimafix và Melafix,..

– Một lưu ý đặc biệt quan trọng trong quá trình điều trị nấm ở cá rồng là bạn không cho cá ăn hoặc cho ăn với lượng cực ít để hạn chế các bệnh phát sinh như khó tiêu, sình bụng ngay khi đang điều trị nấm.

Cá rồng bị đục mắt

Nguyên nhân chính của bệnh đục mắt ở cá rồng là do chất lượng nước kém dẫn tới sản sinh nấm, vi khuẩn sinh sôi, hoặc bệnh đục thủy tinh thể trên cá rồng

Biểu hiện ban đầu bệnh đục mắt đó là một mắt bên của cá rồng sẽ xuất hiện vẩn đục, sau đó sẽ bị mốc như thể có một lớp màng treo tại đó. Tiếp theo mắt có thể sưng lên và bị bao phủ bởi chất lạ màu trắng xanh. Ở giai đoạn sau nếu không được điều trị kịp thời cá rồng có thể bị mù hoặc chết.

Cá rồng bị đục mắt
Cá rồng bị đục mắt

Điều trị bệnh đục mắt ở cá rồng như sau:

– Thay 30% lượng nước trong bể và hòa thêm muối để loại bỏ vi khuẩn, nấm

– Tăng nhiệt độ của nước lên 32 độ C và quan sát trong khoảng 2 ngày

– Ngày thứ 4 nếu tình trạng bệnh vẫn không được cải thiện bạn tiến hành thay 25% nước và bổ sung thêm muối

– Nếu tình trạng bệnh không tiến triển thì bạn cần dùng đến thuốc kháng sinh đặc trị nấm gây đục mắt cho cá rồng có bán tại các cơ sở cung cấp thuốc cho cá.

Tổng kết:

Các loại bệnh nấm của cá rồng tuy xảy ra khá phổ biến nhưng nắm được biểu hiện bạn sẽ có những phương pháp điều trị hiệu quả. Cá rồng một trong những loài cá đẹp, có yêu cầu đặc biệt cao về chất lượng nguồn nước do vậy bạn cần vệ sinh, thay nước bể định kỳ để đảm bảo duy trì, chăm sóc chú cá khỏe mạnh, phát triển tốt bạn nhé.

Đánh giá: 5 / 5 (25 lượt đánh giá)
Tags :
Facebook 8 giờ - 17 giờ
Zalo 8 giờ - 17 giờ
Gọi ngay
0848582959 8 giờ - 17 giờ
Home
Copyright 2022 © Bể Cá Dấu Keo