Các bệnh của cá sam thường gặp và phương pháp điều trị

Các bệnh của cá sam thường gặp là những bệnh nào và cách chữa trị ra sao? Tìm hiểu ngay bài viết chia sẻ chi tiết của Bể Cá Dấu Keo tại đây.

Gần đây có rất nhiều người lựa chọn cá sam để nuôi thả bể cá cảnh bởi vẻ đẹp ấn tượng và độc đáo của loài cá này. Cá sam một trong các loài cá nước ngọt sống ở tầng đáy với nhiều màu sắc khác nhau giúp tô điểm cho bể cảnh thêm phần đẹp mắt. Tuy vậy giống như bao loại cá thả bể khác các bệnh ở cá sam khiến người nuôi cá lo lắng.

Các nguyên nhân chủ yếu gây bệnh ở cá sam

Cá sam có nguồn gốc xuất thân từ dòng sông Amazon bởi vậy mà chúng có yêu cầu đặc biệt về độ PH, độ cứng của nước. Một số nguyên nhân chủ yếu dẫn tới cá sam bị nhiễm bệnh phải kể đến như:

– Sự thay đổi đột ngột nồng độ PH, độ cứng và nhiệt độ trong nước, độ PH để cá sam sống khỏe mạnh khoảng 6.5-7, nhiệt độ thích hợp là từ 26-33 độ C

– Nguồn nước bị ô nhiễm do chứa nhiều cặn bẩn, phân cá, các chất hữu cơ gây hại cho cá

– Nguồn thức ăn không đảm bảo chất lượng, việc cho ăn thiếu khoa học.

Các bệnh của cá sam thường gặp và phương pháp điều trị
Các bệnh của cá sam thường gặp và phương pháp điều trị

Một số các bệnh của cá sam thường gặp

Nhìn chung việc nuôi cá sam không quá khó bởi chúng khá khỏe mạnh và ít bệnh. Tuy nhiên nếu công cuộc quản lý và chăm sóc bể cá sam không đảm bảo yêu cầu và khi cá sam mắc bệnh không được điều trị và xử lý kịp thời rất dễ để lại các hậu quả đáng tiếc. Dưới đây là một số loại bệnh thường gặp ở cá sam

Cá sam bị sốc nước

Cá sam rất kỵ với clo, với sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ, độ PH của nước. Bởi vậy sốc nước là một trong các bệnh thường gặp ở cá sam.

Cá sam bị sốc nước với các biểu hiện như cơ thể yếu, ít bơi, mắt cá bị đục hoặc đỏ mắt và thậm chí đuôi cá bị cong

Xử lý bệnh sốc nước ở cá sam cần được thực hiện nhanh chóng và kịp thời với các bước sau:

– Chuẩn bị một khay nhựa đảm bảo rộng rãi để cá có thể bơi đồng thời cho cá sam vào khay nhựa trong bể và nâng lên khỏi mặt nước để giảm áp lực

– Kiểm tra lại chất lượng nước đồng thời bạn cho thêm 1 ít muối hột vào bể để ổn định lại nguồn nước trước khi thả lại cá vào bể

Cá sam bị ngộ độc amoniac

Ngộ độc amoniac là một trong các bệnh phổ biến xảy ra ở ca sam mà nguyên nhân chủ yếu do chất lượng nước kém, hàm lượng NH3, Nitrat ở mức cao.

Cá sam có đặc tính sống ở tầng đáy, chúng ăn khá nhiều, thải ra cũng nhiều. Hơn nữa tầng đáy thường chứa cặn bẩn, phân cá và các chất độc gây hại trong đó có Nh3. Nếu bộ lọc xử lý kém, lượng dư thừa của các chất độc rất dễ khiến cá sam bị ngộ độc.

Ngộ độc NH3 khiến các cơ quan nội tạng của cá sam dễ bị tổn thương.

Cách phòng tránh và điều trị bệnh ngộ độc NH3 ở cá sam như sau:

– Thay nước bể, vệ sinh bể định kỳ để loại bỏ các cặn bẩn, các chất hóa học gây hại cho cá. Đặc biệt cần xử lý loại bỏ hoàn toàn clo ra khỏi nước trước khi bơm vào bể

– Sử dụng bộ lọc sinh học nhằm phát huy tối đa hiệu quả lọc

– Đo lường và kiểm soát chất lượng nước thường xuyên

– Khi phát hiện cá nhiễm độc cần dùng ngay dung dịch khử độc tố và bổ sung muối hạt vào bể để điều trị bệnh

Cá sam bị bệnh đường ruột

Các món ăn ưa thích của cá sam là tôm, trạch, cá nhỏ, giun… đây là các món ăn tươi sống nếu không được kiểm soát và đảm bảo vệ sinh rất dễ khiến cá sam mắc bệnh đường ruột.

Cá sam mắc bệnh đường ruột với các biểu hiện như sưng và tụ huyết quanh mép cũng như khu vực hậu môn, cá bỏ ăn, ăn ít.. đuôi và mép cá cong lên

Nguyên nhân chủ yếu khiến cá sam mắc bệnh đường ruột là do ăn thức ăn hỏng, hoặc ăn thức ăn đông đá chưa được giã đông hoàn toàn, hoặc cá sam ăn tôm, trạch chưa được loại bỏ nội tạng.

Bệnh đường ruột ở cá sam cần được xử lý kịp thời bằng việc sử dụng thuốc đặc trị có bán tại các cơ sở cung cấp thuốc cho cá đồng thời bạn cần tham khảo ý kiến chuyên gia trong quá trình sử dụng thuốc

Cách phòng bệnh cho cá sam

Về cơ bản các bệnh ở cá sam thường không quá nghiêm trọng nếu được phát hiện và xử lý kịp thời. Tuy vậy để tránh việc cá sam mắc bệnh bạn cần nắm được các phương pháp để phòng ngừa hiệu quả như sau:

Cách phòng bệnh cho cá sam
Cách phòng bệnh cho cá sam

– Chọn cá giống khỏe mạnh, dầy mình, bơi khỏe để đảm bảo có nguồn giống chất lượng tốt

– Trước khi thả cá cần vệ sinh bể, thực hiện chu trình nitơ đúng kỹ thuật, chuẩn quy trình

– Thay nước và vệ sinh bể định kỳ

– Sử dụng bộ lọc chất lượng với hệ thống lọc tràn trên hay lọc vách hiệu quả

– Cho cá ăn khoa học, đúng liều lượng và thức ăn cần đảm bảo chất lượng

Tổng kết:

Khi nắm được các bệnh của cá sam và phương pháp phòng ngừa sẽ giúp người nuôi cá yên tâm trong quá trình duy trì và chăm sóc bể cảnh. Chúc bạn thành công!

Tags :
Copyright 2022 © Bể Cá Dấu Keo