Khi bắt đầu nuôi bể cá thủy sinh có rất nhiều mối quan tâm được người chơi tìm hiểu như cách trải nền hồ thủy sinh. Trải nền hồ thủy sinh có phức tạp không? Xem ngay sau đây.
Lớp nền hồ thủy sinh vừa có giá trị tô điểm cho bể cảnh thêm sinh động và tự nhiên bên cạnh đó còn là bộ phận cung cấp dưỡng chất cho các sinh vật phát triển, tái tạo môi trường nước, tạo hệ vi sinh hữu ích cho bể thủy sinh.
Nền hồ thủy sinh là gì?
Nền bể thủy sinh hay còn gọi là lớp đáy bể cá thủy sinh được tạo thành bởi các vật liệu nền từ đất nền thủy sinh, cát , sỏi, nền công nghiệp hay phân nền thủy sinh. Đây là một trong những nơi thường đọng lại các cặn bẩn, các hợp chất hữu cơ, hay cả phân cá đồng thời cũng là vị trí để giúp cố định các cây thủy sinh, cung cấp dưỡng chất cho cây thủy sinh.
Với nhiều người chơi bể cá lâu năm họ thường xây dựng lớp nền bể cá cảnh thủy sinh với cấu trúc các lớp như sau:
– Lớp nền: Thường là các vật liệu như cát, sỏi, đá trang trí độ dày đổ nền khoảng 3-4 cm
– Lớp đáy: Sử dụng nền trộn hoặc nền công nghiệp với độ dày khoảng từ 2-4 cm
– Lớp cốt phân nền: Thường nằm ở tầng cuối cùng của lớp nền
Tại sao cần tạo lớp nền hồ thủy sinh?
Lớp nền hồ thủy sinh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với bất kể bể thủy sinh nào hay cả bể cá mini, bể cá trong nhà, bể cá cảnh theo nhiều phong cách khác nhau. Những ý nghĩa thực tiễn mà lớp nền hồ mang lại cho bể cá cảnh như sau:
– Tạo lớp nền hồ cá giúp tăng giá trị thẩm mỹ của hồ nhờ việc decor các lớp nền từ những vật liệu tự nhiên như đá, cát, sỏi…
– Lớp nền hồ chính là cách che đi các cặn bẩn, phân cá ở tầng đáy bể
– Trải nền hồ thủy sinh tạo môi trường cho các loại cây thủy sinh trong bể sinh trưởng và phát triển tốt nhờ việc lấy dưỡng chất từ lớp phân nền
– Lớp nền giúp tái tạo nguồn nước, là nơi dự trữ, tái tạo nguồn vi sinh hữu ích cho bể cảnh
– Ít ai biết rằng lớp nền cũng có chứa các vật liệu lọc tăng PH, ổn định độ PH của nước như cát, sỏi…
Quy tắc trải nền hồ thủy sinh
Trước tiên để tìm hiểu các cách trải nền hồ thủy sinh thì bạn cần nắm được quy tắc trong việc trải nền hồ cá để đảm bảo hiệu quả và đẹp mắt.
– Trải một lớp nền có độ dày khoảng 1-2cm ở phía trước và đánh độ dốc từ 3-4cm đổ về phía sau. Độ dày mỗi lớp nền hồ thủy sinh sẽ phụ thuộc vào nhu cầu và mong muốn của tùy từng cá nhân. Thông thường nền hồ thủy sinh nên có ít nhất khoảng 2 lớp: lớp đáy có độ dày khoảng 2-4cm sử dụng nền trộn, nền công nghiệp để cung cấp dinh dưỡng cho cây. Tiếp đến là lớp nền độ dày ít nhất 4cm bạn có thể sử dụng nền sỏi, hoặc nền cát để che phủ lớp nền bên dưới…
– Lớp nền cần cách thành kính khoảng từ 3-4cm để tránh việc dưỡng nhả qua thành kính vào nước dẫn tới tính trạng bể thừa dinh dưỡng tạo điều kiện cho rêu, tảo phát triển
– Sau khi trải nền bạn tiến hành bo nền xung quanh và trải các lớp nền như( cát, sỏi…) bao phủ xung quanh
– Sau khi hoàn thành việc đổ nền, setup bố cục độ cao thấp theo vị trí mong muốn bạn tiến hành tưới nước từ từ và nhẹ nhàng để đảm bảo không bị vỡ lớp nền
Các cách trải nền hồ thủy sinh đẹp dễ làm
Dựa trên những kinh nghiệm thực tiễn từ việc setup bể cá cảnh lâu năm cho khách hàng tại Bể Cá Dấu Keo và kinh nghiệm trong việc nuôi cá thủy sinh. Chúng tôi chia sẻ đến các bạn những cách trải nền thủy sinh phổ biến như sau.
Dùng nền trơ
Nền trơ hay còn biết đến đó là nền kính, đó chính là việc bạn không trải lớp nền cho bể cảnh. Nền trơ thường gặp ở các trại cá, tiệm cá cảnh hay cả các loại bể cá cảnh như bể cá Rồng, bể cá trong nhà…
Việc để nền trơ sẽ dễ dàng trong việc vệ sinh và làm sạch hồ cá. Ngoài ra nếu bạn muốn setup các loại cây thủy sinh thì bạn có thể chọn các loại cây thủy sinh không cần phân nền với sự hỗ trợ của các giá thể như đá, gỗ lũa…
Sử dụng lớp nền sỏi
Sử dụng nền sỏi trong trải nền bể thủy sinh cũng là cách được nhiều người chơi cá lựa chọn bởi sỏi có nhiều kích thước khác nhau từ to đến nhỏ. Loại sỏi được nhiều người chọn tránh cá ăn hay phân cá mắc kẹt ở phần hạt sỏi chính là loại kích thước 2-5mm. Các bước thực hiện như sau:
– Sỏi sau khi mua về bạn tiến hành ngâm với nước từ 1-2 ngày để loại bỏ bụi bẩn, các tạp chất
– Dưới đáy bể bạn tiến hành trải lớp phân nền từ nền trộn hoặc nền công nghiệp với độ dày từ 2-4cm
– Tiếp đến bạn trải lớp nền sỏi độ dày khoảng 3-4cm tùy sở thích và bố cục bể cảnh
– Đổ nước từ từ để cố định lớp nền đã trải
Trải nền cát cho bể thủy sinh
Cách làm nền hồ cá thủy sinh bằng các loại cát có rất nhiều ưu điểm từ việc dễ dàng lựa chọn nguyên liệu cát, việc setup bố cục trong hồ dễ dàng, đẹp mắt và còn phù hợp với nhiều loài cá.
Để trải cát nền cho bể thủy sinh bạn có thể sử dụng cát trơ hoặc dùng nền hỗn hợp từ cát và lớp nền công nghiệp. Các bước tiến hành như sau:
– Chọn màu sắc cát, loại cát phù hợp với ý tưởng thiết kế bể thủy sinh
– Cát mua về rửa sạch để loại bỏ tạp chất, các chất gây hại
– Đổ lớp nền công nghiệp dưới cùng để cung cấp dưỡng chất cho cây. Độ dày lớp nền công nghiệp khoảng từ 3-4cm
– Phủ lớp nền cát độ dày tối thiểu khoảng 4cm để che chắn và yếm khí lớp nền công nghiệp
– Đổ nước từ từ để cố định lớp nền sau đó bạn có thể tiến hành trồng cây thủy sinh theo ý muốn.
Trải nền bằng phân nền thủy sinh
Đây là một trong các dòng vật liệu sử dụng làm trải nền thủy sinh được rất nhiều các anh em hay sử dụng cho các dòng bể được trồng bằng các loại cây cần nhiều dưỡng chất.
Để tiến hành trải nền bằng phân nền thủy sinh thì các bạn có thể tiến hành các bước như sau:
– Đổ lớp phân nền thủy sinh ở dưới bể với độ dày khoảng 3-4cm
– Sử dụng chổi quét sơn nhỏ để đưa phân nền vào các vị trí phù hợp.
– Tiến hành đổ nước từ từ vào bể cho sấp nước sau đó tiến hành trồng các cây thủy sinh vào các vị trí sau đó mới tiến hành cho nước vào đầy bể
Trải nền bằng đất nền thủy sinh
Đây là loại vật liệu mà các anh em tự trải nền hồ thủy sinh cũng hay sử dụng và giành riêng cho các dòng bể cá bằng chậu cây cảnh.
Để sử dụng đất nền hiệu quả thì các bạn có thể tiến hành như sau:
– Đổ lớp đất nền thủy sinh xuống dưới đáy bể với độ dày từ 4-5cm.
– Đổ thêm 1 lớp cát hoặc sỏi ở trên lớp đất với độ dày 1-2cm để giúp giữ cố định lớp đất nền bên dưới.
– Cuối cùng tiến hành đổ nước vào bể bằng với mặt lớp trải nền sau đó tiến hành trồng cây thủy sinh.
Tổng kết:
Cách trải nền hồ thủy sinh là một trong các bước cơ bản để setup bể cá cảnh thủy sinh ấn tượng và đẹp mắt. Hy vọng rằng các chia sẻ từ bài viết giúp bạn dễ dàng hơn trong công cuộc thiết lập bể cá cảnh đẹp, độc đáo.