Cá bị sình bụng là căn bệnh khá phổ biến xảy ra với các loại cá cảnh nước ngọt. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện tượng bệnh sình bụng ở cá. Nếu không biết cách xử lý kịp thời có thể để lại hậu quả đáng tiếc cho đàn cá.
Cá bị sình bụng nguyên nhân, dấu hiệu và phương án xử lý sẽ được tổng hợp ngay ở bài viết sau:
Nguyên nhân khiến cá mắc bệnh sình bụng
Bệnh sình bụng ở cá cảnh, cá nuôi thủy sản bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau như: Cá bị nhiễm virus, do ăn nhiều dẫn tới tắc đường ruột hay do tổn thương bên trong nội tạng, cá suy thận.
Bệnh sình bụng nếu không được phát hiện ngay và xử lý tức thời thì rất dễ dẫn đến các hậu quả đáng tiếc khiến cá chết. Bởi sình bụng khiến cá nhanh chóng yếu đi, cá bỏ ăn, có những con cá chỉ sau 24 giờ mắc chứng sình bụng có thể đã chết.
Sình bụng có hai dạng sau:
– Sình bụng cấp tính: Bụng cá căng lên trong một khoảng thời gian rất ngắn và bất thình lình mà hầu hết nguyên nhân là do bị nhiễm khuẩn
– Sình bụng mãn tính: Bụng cá căng lên chậm và chủ yếu điều này xảy ra do bướu trong bụng cá phát triển hoặc ký sinh trùng.
Người ta còn tìm thấy nguyên nhân cá sình bụng có thể do cá nhiễm bệnh lao do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis tấn công, đây là một trong những bệnh có khả năng lây lan cực nhanh chóng.
Trong thực tế nếu cá mắc bệnh sình bụng thì việc chữa khỏi bệnh là khá khó khăn và khả năng cá chết rất cao. Bởi vậy bạn cần quan sát cá thường xuyên để kịp thời phát hiện và xử lý nhanh tức khắc.
Dấu hiệu cá bị sình bụng
Cá nuôi ở Bể thủy sinh hay bất kể một hình thức bể nào việc phát hiện bệnh sình bụng không quá khó bạn có thể quan sát bằng mắt thường với các biểu hiện như:
– Bụng cá phình to, có hình tròn hay hình bầu dục
– Vảy cá nhô ra, nhìn giống như hình nón
– Cá bỏ ăn, bơi lờ đờ, ít vận động, đôi khi đứng im 1 chỗ
– Một vài con cá còn có biểu hiện sưng đỏ ở phần hậu môn
Cách chữa cá bị sình bụng
Như chúng tôi đã chia sẻ bên trên, chứng sình bụng ở cá rất khó để chữa trị và thời gian bệnh tiến triển rất nhanh chóng. Bởi vậy nếu nguyên nhân cá mắc bệnh là do vi khuẩn và việc bạn phát hiện sớm và xử lý kịp thời thì khả năng cao sẽ được chữa khỏi.
Tìm lý do cá bị sình bụng do vi khuẩn hay yếu tố khác để từ đó có được phương pháp xử lý hiệu quả. Với tất cả các loài cá mắc bệnh sình bụng khi vảy xù lên thì đó là biểu hiện ở giai đoạn nặng lúc này bạn cần thực hiện:
– Ngâm cá trong nước muối với nồng độ 3% để giúp cá tiêu bớt chất lỏng có trong cơ thể
– Cách ly các cá thể nhiễm bệnh và quan sát cá với biểu hiện sình bụng kết hợp lồi mắt, lồi hậu môn, bụng sình to khi sờ cảm giác có chất lỏng đặc sệt thì lúc này bạn cần nhanh chóng cho cá ngâm thuốc đặc trị sình bụng.
Từ đó bạn sử dụng các cách trị cá bị sình bụng như sau:
– Chữa sình bụng ở cá bằng máy sủi oxy: Bạn cho máy sủi oxy vào bể và để cho máy thổi mạnh để làm lực đẩy của nước lớn khiến cá luôn trong trạng thái hoạt động. Phương pháp này sẽ giúp cá ói hết phần thức ăn thừa trong bụng ra hoặc sẽ tự tiêu hóa nhờ vận động thường xuyên.
– Chữa sình bụng ở cá bằng đĩa: Bạn sử dụng 1 chiếc đĩa lớn sau đó cho nước ngập 1/3 của đĩa rồi thả cá vào trong đĩa để cá giãy và vận động mạnh trong đó. Bạn để cho cá trong đó trong khoảng thời gian từ 18 đến 20 giờ sau đó bạn quan sát xem cá đã đỡ sình bụng chưa và tiến hành thả cá vào bể và theo dõi thêm.
– Chữa sình bụng ở cá bằng bể xi măng: Nếu nhà bạn đang có một chiếc bể nước bằng xi măng đã để không lâu ngày và trong đó có rất nhiều rong rêu mọc tự nhiên thì bạn hãy cho cá bị sình bụng vào đó. Khi đưa cá vào bể xi măng như thế sẽ khiến cho cá cảm thấy môi trường tự nhiên hơn, từ đó cá sẽ hoạt động nhiều hơn và sẽ giảm được tình trạng sình bụng nhanh chóng.
Cách phòng ngừa bệnh sình bụng ở cá
Phòng ngừa bệnh sình bụng ở cá luôn là phương pháp được đánh giá mang lại hiệu quả cao hơn so với điều trị bệnh bởi tốc độ tiến triển của bệnh rất nhanh.
Cách phòng ngừa bệnh sình bụng cho cá cảnh thường đề cao các yếu tố thuộc về chất lượng nguồn nước bởi nguyên nhân chính dẫn tới bệnh sình bụng ở cá cảnh là do nguồn nước nhiễm bẩn. Phòng ngừa bệnh như sau:
– Vệ sinh định kỳ bể cá và các thiết bị phụ trợ như hệ thống lọc, máng lọc để ngăn chặn mầm bệnh
– Thay nước bể cá định kỳ với lượng nước thay không vượt quá ngưỡng 30%
– Nuôi cá với mật độ vừa phải
– Kiểm soát lượng thức ăn vừa đủ, tránh việc cho cá ăn quá 3 lần/ 1 ngày dẫn đến hiện tượng dư thừa thức ăn trong bể
– Lựa chọn chế độ dinh dưỡng cho cá phù hợp. Thay vì cho ăn quá nhiều thức ăn sống tiềm ẩn vi khuẩn thì bạn có thể lựa chọn các loại thức ăn qua chế biến và đặc biệt không cho cá ăn các loại thức ăn ôi thiu, hư hỏng
– Duy trì nhiệt độ ổn định của bể tùy thuộc vào từng loài cá mà bạn setup nhiệt khác nhau. Cần lưu ý tránh việc thay đổi đột ngột nhiệt độ nước.
– Tránh cho các con vật như chó, mèo lại gần bể cá vì chúng có thể khiến cá nhiễm khuẩn, nhiễm rận từ lông của các con vật trên.
Kết luận:
Cá bị sình bụng là một trong các căn bệnh phổ biến ở cá. Hy vọng rằng các kinh nghiệm quý báu từ việc nhận biết nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả trên sẽ giúp người nuôi cá thực hiện đam mê nuôi cá cảnh một cách dễ dàng.