Các bệnh giun sán ở cá cảnh | phương pháp phòng và điều trị hiệu quả

Bệnh giun sán ở cá cảnh có đáng lo ngại? Chi tiết về lý do tại sao cá bị giun sán cũng như phương pháp điều trị hiệu quả sẽ được chúng tôi chia sẻ ngay dưới đây:

Môi trường bể cảnh luôn tồn tại các yếu tố có nguy cơ làm phát tán các bệnh đe dọa đến sự an nguy của loài cá trong đó phải kể đến bệnh giun,sán.Bệnh giun sán khiến cá còi cọc, kém ăn và thậm chí nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời cá có thể bị chết.

Các bệnh giun sán ở cá cảnh | phương pháp phòng và điều trị hiệu quả
Các bệnh giun sán ở cá cảnh | phương pháp phòng và điều trị hiệu quả

Nguyên nhân nào dẫn tới bệnh giun ở cá cảnh

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện tượng bệnh giun sán xuất hiện ở cá cảnh hay trong môi trường bể thủy sinh. Các nguyên nhân chủ yếu phải kể đến như:

– Ký sinh giun có sẵn trong cá từ lúc mua về nếu không được xử lý, cách ly và loại bỏ chúng vẫn sẽ tồn tại trong môi trường bể và lây lan cho các cá thể khác

– Chất lượng nguồn nước kém, lượng thức ăn thừa, phân cá không được loại bỏ và làm sạch.

– Trứng giun có từ các cây thủy sinh khi được trồng vào bể mà không qua giai đoạn vệ sinh, làm sạch

Các bệnh giun ở cá cảnh

Cá bị giun sán cũng là một trong những tác nhân nguy hiểm đe dọa tới tính mạng và môi trường của bể cảnh. Bất kể người nuôi cá lâu năm hay bắt đầu nuôi đều lo ngại về bệnh giun ở cá. Thường trong môi trường bể cảnh cá hay gặp các loại bệnh giun phổ biến sau.

Giun mỏ neo

Giun mỏ neo hay còn biết đến là một loài giáp xác sống ký sinh ở trên cá cảnh.

Cá bị mắc bệnh giun mỏ neo với các biểu hiện như vảy chuyển màu, khu vực giun ký sinh có biểu hiện viêm, loét. Cơ thể cá ngứa ngáy, chúng thường tìm các vật thể trong bể để cọ xát làm xây xước cơ thể.

Bệnh giun mỏ neo ở cá nếu để ý kỹ bạn cũng có thể quan sát bằng mắt thường được tại các vùng giun ký sinh giống như những sợi chỉ xanh mắc vào cá với một đầu cố định trên thân thể cá, đầu còn lại thả trôi tự do trong nước.

Phương pháp xử lý giun mỏ neo ở cá được áp dụng như sau:

– Dùng nhíp gắp giun ra khỏi cơ thể cá. Tuy vậy bạn cần đảm bảo gắp được tận gốc cả phần chân của giun mỏ neo tránh việc đứt giun thì phần còn lại chúng tiếp tục sinh sôi và nảy nở.

– Vệ sinh, làm sạch bể và hệ thống lọc nước, tiến hành thay nước bể để loại bỏ trứng giun mỏ neo còn sót trong bể

– Tắm cho cá ở nước muối ăn với tỷ lệ 3% trong vòng 15 phút để loại bỏ trứng giun, giun mỏ neo trên cơ thể cá. Thực hiện cách 3-5 ngày / lần và trong khoảng 2 tuần

Bệnh giun dẹp

Giun dẹp ở cá chúng có quan hệ họ hàng với các loài sán lá gan và sán dây. Giun dẹp có khả năng sinh trưởng và phát triển rất nhanh bằng việc tự nhân đôi cơ thể. Bên cạnh đó chúng còn có thể tự hồi phục cơ thể bị đứt.

Trong hồ cá cảnh giun dẹp hay xuất hiện ở khu vực mặt kính phía trước hay cả trên mặt nước.

Nếu nguồn nước, cây thủy sinh, các dụng cụ như vợt, máy bơm, máng lọc có chứa giun dẹp mà không được làm sạch loại bỏ chúng dễ xâm nhập vào hồ cá và sinh sản một cách nhanh chóng.

Nhìn chung giun dẹp cũng không gây hại cho cá cảnh. Tuy nhiên nếu bể cảnh của bạn xuất hiện giun dẹp chứng tỏ chất lượng nước đang ở mức báo động, ngoài ra nếu sự xuất hiện của giun dẹp nhiều còn khiến cho cá trong bể bị stress.

Để phòng chống và loại bỏ giun dẹp trong bể cảnh bạn có thể áp dụng như sau:

– Vệ sinh toàn bộ bể cảnh, các dụng cụ thiết bị lọc, máng lọc

– Cho cá ăn với lượng ít để giảm chất thải, giảm lượng thức ăn thừa nhằm ngăn chặn môi trường thuận lợi cho giun phát triển

– Bỏ muối ăn vào hồ cá, nên sử dụng muối hạt với tỷ lệ 3%

– Đừng quên vệ sinh đáy hồ thường xuyên, khoảng 1-2 lần/tuần để lấy đi thức ăn thừa và chất thải của cá. Hơn nữa giun dẹp rất ưa thích sống ở tầng đáy, chính bởi vậy vệ sinh đáy hồ cũng là cách bạn tiêu diệt giun dẹp

Lưu ý: Nếu bạn đang nuôi các loài cá nhỏ như cá bảy màu để chúng ăn giun trong hồ và bạn cần nghiên cứu các loại bệnh của cá bảy màu để đảm bảo chăm sóc cá bảy màu tốt nhất

– Ngoài ra, nếu áp dụng các phương pháp trên mà không hiệu quả bạn có thể dùng đến thuốc giun của người với 1 liều cho 100 lít nước. Đây là một cách loại bỏ tận gốc giun ở bể cảnh hiệu quả.

Bệnh giun tròn, sán dây ký sinh trong ruột cá

Giun tròn và sán dây luôn tồn tại trong môi trường tự nhiên, nếu nguồn thức ăn không đảm bảo, chất lượng nước bể kém thì rất dễ dẫn tới hiện tượng giun tròn, sán dây xâm nhập ký sinh trong ruột cá

Cá mắc bệnh giun tròn, sán dây ký sinh trong ruột với các biểu hiện như bụng sinh, cá sẫm màu hoặc tái nhợt hơn so với bình thường, cá bơi lội thất thường, bơi lờ đờ trên mặt nước, ăn kém.

Giải phẫu bên trong cơ thể cá thấy giun, sán ký sinh bên trong đường ruột gây tắc và viêm ruột.

Để xử lý bệnh giun sán ký sinh trong ruột cá phương pháp hiệu quả đó là tiến hành xổ giun cho cá bằng thuốc đặc trị. Bạn có thể tìm mua thuốc tại các cơ sở cung cấp thuốc cho cá và trước hết cần kiểm soát lại nguồn thức ăn để đảm bảo việc cung cấp thức ăn cho cá an toàn.

Cách phòng các bệnh về giun sán cho cá cảnh

Để loại trừ cá bị sán, giun thì phương pháp phòng bệnh luôn được đánh giá cao bởi hiệu quả đem lại. Phòng bệnh chính là việc ngăn chặn nguồn bệnh từ các yếu tố bên ngoài môi trường và yếu tố trực tiếp bên trong bể cảnh như sau:

– Thay nước, vệ sinh bể định kỳ để loại bỏ mầm bệnh, trứng giun

– Vệ sinh các thiết bị, hệ thống lọc, vệ sinh làm sạch cây thủy sinh, các giá thể trước khi đưa vào bể cảnh

– Cho cá ăn với liều lượng vừa phải nhằm tránh lượng thức ăn dư thừa trong bể

– Lựa chọn nguồn thức ăn cho cá cần sạch, đảm bảo an toàn tránh cho cá ăn các loại thức ăn bị ôi thiu, các loại thức ăn mất vệ sinh có chứa trứng giun

Tổng kết:

Bệnh giun sán ở cá cảnh không còn là nỗi lo với người nuôi cá nếu bạn biết phương pháp phòng ngừa và loại bỏ. Chúc bạn thành công!

Tags :
Copyright 2022 © Bể Cá Dấu Keo