3 sai lầm mà người chơi cá cảnh lâu năm vẫn có thể mắc phải!

Dù là những người đã có kinh nghiệm chơi cá cảnh lâu năm thì gặp phải thiếu sót cũng là điều không thể nào tránh khỏi! Dưới đây, Thái Hòa Aquariums sẽ liệt kê 3 lỗi mà ngay cả những người chơi kinh nghiệm cũng có thể phạm phải. Cùng điểm qua những sai lầm này trong bài viết dưới đây để lưu ý và có phương pháp chăm nuôi cá cảnh đúng cách nhé!

  1. Thả cá quá sớm

Sau khi setup bể, nên chạy lọc cỡ 2-3 tuần rồi hãy thả cá
Sau khi setup bể, nên chạy lọc cỡ 2-3 tuần rồi hãy thả cá

Cổ nhân có câu “Dục tốc bất đạt”. Nếu quá nóng vội thả cá vào bể ngay khi mới setup thì chắc chắn một điều rằng, chiếc bể của bạn sẽ không thể nào đẹp được như ý. Ngược lại, việc nóng vội thả cá quá sớm ngay sau khi setup bể có thể dẫn tới tình trạng cá shock nước chết sau vài giờ, hoặc bị nấm bệnh sau 1-2 ngày nếu còn sống sót. Mặt khác, khi cá chết trong thời gian bể chưa ổn định sẽ tiếp tục làm hệ sinh thái trong bể trở nên ô nhiễm, khó phát triển hơn. Thông thường, thời gian để bể ổn định có thể kéo dài từ 2 – 3 tuần.
Lời khuyên: Sau khi setup bể, bạn nên chạy lọc cỡ 2-3 tuần mới nên thả cá. Trong trường hợp cấp bách, bạn có thể tăng cường châm vi sinh, sục oxi cho hệ vi sinh trong bể phát triển nhanh hơn.

  1. Thay nước quá nhiều

Thông thường, chu kỳ sẽ là thay 20 - 50% nước bể mỗi lần/1 tuần
Thông thường, chu kỳ sẽ là thay 20 – 50% nước bể mỗi lần/1 tuần

Nhiều người chơi hẳn sẽ có suy nghĩ rằng càng thay nhiều nước thì nước bể càng sạch, và điều này chắc chắn sẽ tốt cho cảnh quan và sức khỏe của cá trong hồ. Thậm chí, nhiều người còn thay 100% nước  trong bể mỗi ngày. Thật ra, việc thay nước và chăm sóc bể còn tùy thuộc vào chủng loại cá bạn nuôi – thể tích bể – chất lượng hệ thống lọc – điều kiện môi trường từng bể,… Gốc rễ của 1 bể thủy sinh ổn định là phải có 1 hệ vi sinh thật ổn định. Do đó, việc thay nước quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng xấu đến hệ vi sinh cũng như dẫn tới việc cá bị shock nước, hệ sinh thái thay đổi đột ngột gây mất cân bằng, cá dễ bị nấm bệnh,… Bên cạnh đó, việc vệ sinh lọc cũng là việc nên làm nhưng điều này cũng sẽ tùy thuộc vào tình trạng từng bể. Có bể chỉ cần vệ sinh lọc vài tháng 1 lần nếu bạn nuôi ít cá và không trồng cây thủy sinh, nhưng nhiều hồ “high tech” thì nên được vệ sinh hàng tuần hoặc mỗi tháng/1 lần nếu bạn không có thời gian.

Lời khuyên: Đừng quá lạm dụng việc thay nước, trong trường hợp bắt buộc phải thay nước nhiều thì nên chia nhỏ ra hàng ngày sẽ tốt hơn. Nên kết hợp với việc quan sát tình trạng bể mà đưa ra kế hoạch thay nước, vệ sinh bể và lọc 1 cách hợp lý. Đừng bao giờ vệ sinh lọc quá kĩ cũng như đừng thay nước và vệ sinh lọc chung 1 ngày. Thông thường, chu kỳ sẽ là thay 20 – 50% nước bể mỗi lần/1 tuần. Nếu cá trong bể đang có vấn đề về sức khỏe thì mới cần thiết phải thay thường xuyên từ 1-2 lần/ 1 tuần và mỗi lần cần thay 50 – 70% hoặc thay toàn bộ nước trong bể.

  1. Cho ăn quá nhiều

Không cho cá ăn quá nhiều vì dễ khiến chúng mắc bệnh
Không cho cá ăn quá nhiều vì dễ khiến chúng mắc bệnh

Cũng giống như con người, khi ăn nhiều quá chúng ta sẽ trở nên dư thừa cân nặng, gây ra nhiều bệnh tật làm giảm sút về mặt sức khỏe lẫn vóc dáng. Và loài cá cũng giống như vậy! Việc cho cá ăn ít sẽ tốt hơn nhiều so với việc cho chúng ăn đều đặn thường xuyên. Việc bạn cho cá ăn quá nhiều không những có thể làm cá quá no dẫn tới chết. Mà bên cạnh đó, thức ăn dư thừa tồn đọng lại trong bể còn làm ô nhiễm nước. Quá trình phân huỷ chất thải, thức ăn dư thừa sẽ làm sinh ra các khí độc như NH3, NO2,.. ảnh hưởng đến sức khỏe đàn cá. Nước quá bẩn sau cùng khiến cá dễ mắc các bệnh như đục mắt, thối đuôi, thối vây,…

Lời khuyên: Có nhiều công thức tính lượng thức ăn cho cá. Tuy nhiên vẫn phải dựa vào thực tế tình trạng bể cá của bạn như loại cá, số lượng cá mà bạn nuôi, chất lượng hệ thống lọc,… để tính toán lượng thức ăn phù hợp cho chúng. Lượng thức ăn chỉ nên đủ cho cá ăn từ 3-5 phút. Sau đó thức ăn thừa nên được vớt ra để tránh gây ô nhiễm nguồn nước. Để tránh tình trạng thừa thức ăn trong bể, bạn có thể thử áp dụng mẹo nhỏ này xem sao nhé!

– Hãy thử cho một ít thức ăn vào bể trước. Nếu thấy cá ăn hết nhanh chóng thì hẵn cho thêm. Nếu thấy cá không ăn nữa thì có nghĩa là chúng đã no và đó cũng là lượng thức ăn cần thiết cho cá của bạn.

– Hãy nhớ chỉ nên cho cá ăn 2 lần/1 ngày là đủ, không nên cho ăn quá nhiều kẻo để lại những hậu quả đáng tiếc.

Trên đây là 3 sai lầm phổ biến mà ngay cả người chơi cá cảnh lâu năm cũng có thể mắc phải. Thái Hòa Aquariums mong rằng bài viết sẽ cung cấp cho người chơi nguồn thông tin hữu ích và giúp các bạn tránh được những sai lầm tương tự.

Tags :
Copyright 2022 © Bể Cá Dấu Keo